(HNMO) - Ngày càng nhiều người trở nên khó ngủ hơn, hoặc đang ngủ bỗng tỉnh dậy giữa đêm hay ngủ gặp toàn mộng mị... Thống kê cho thấy có khoảng 20-30% dân số mỗi đêm phải đối đầu với tình trạng “trục trặc” giấc ngủ.
Nguyên nhân do thiếu máu não
Hơn tháng nay, hầu như đêm nào chị T. (39 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng thức dậy trong tình trạng lơ mơ, tay chân rã rời đến muốn không nhấc mình lên nổi. Dự án đang đi vào giai đoạn cuối, chị phải “gồng” mình để hoàn thành công việc, đầu óc căng thẳng, ăn không ngon, ngủ không yên, người mệt nhoài mà đặt lưng xuống được một chút lại tỉnh giấc giữa chừng hoặc lim dim là thấy ác mộng...
Hôm trước đang ngồi gõ máy đứng lên bỗng hoa mắt, ù tai, đầu choáng váng ngã quỵ ra phòng khiến chị và các đồng nghiệp một phen hoảng hốt. Chị đành sắp xếp mọi thứ để đến BV. Bạch Mai khám và được bác sĩ chẩn đoán là thiếu máu não.
Cũng gặp “trục trặc” về giấc ngủ, nhưng tình trạng của anh C. (42 tuổi, ở Tân Bình, TP.HCM) còn nặng nề hơn. Mất ngủ thường xuyên làm anh trở nên mệt mỏi, chán chường công việc, ít nói, trở nên cáu gắt. Tháng trước anh bỗng đâm đơn xin nghỉ việc ở công ty in ấn với lý do “tự nhiên không thấy hứng thú làm việc” và ở nhà... vò đầu bứt trán, chẳng ngó ngàng gì đến vợ con. Vợ anh lo quá, nói mãi anh mới chịu để đưa đến BV. Nguyễn Tri Phương khám. Sau khi siêu âm và chụp động mạch, tình trạng của anh được kết luận là thiếu máu não làm rối loạn giấc ngủ và đã chuyển sang trầm cảm kéo dài...
Theo các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, rối loạn giấc ngủ rất hay gặp ở người thiếu máu não (hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não). Mặc dù chỉ chiếm 2% trọng lượng con người, nhưng não lại “tiêu tốn” đến 25% nhu cầu oxy và năng lượng của cả cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, không phải lúc nào não cũng được đáp ứng đủ nhu cầu trên. Khi không được đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, không đủ oxy, não không chỉ làm việc năng suất thấp mà còn tác động trực tiếp đến giấc ngủ.
Do thiếu máu não, một số người có biểu hiện mất ngủ, ở người khác lại là rối loạn nhịp ngủ, lúc tối ngủ được, nửa đêm trằn trọc không ngủ, gần sáng lại ngủ. Người bị rối loạn giấc ngủ ít khi được ngủ sâu, hay gặp ác mộng hoặc có những cơn hoảng sợ về đêm, khi thức dậy vào sáng hôm sau luôn cảm thấy mệt mỏi chán chường, không muốn làm việc.
Khi ngủ sâu, não được nghỉ ngơi, các tế bào não được bảo dưỡng giúp phục hồi hệ thần kinh trung ương. Vì thế, mất ngủ kéo dài làm mệt mỏi toàn thân, tai nghe không rõ, trí nhớ giảm sút, tập trung kém, tinh thần bất ổn, dễ bị kích động, phiền muộn, thậm chí có thể mắc bệnh trầm cảm, giảm tuổi thọ, tăng nguy cơ bệnh tim, đột quỵ...
Thiếu máu não thường là do hẹp các động mạch máu nuôi não như động mạch cảnh trong, động mạch đốt sống - thân nền... Dưới sự tấn công của gốc tự do, thành mạch máu bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến sự hình thành và phát triển các mảng xơ vữa và cục huyết khối. Các tác nhân này trực tiếp làm hẹp động mạch, gây thiếu máu não,cản máu vận chuyển oxy và dưỡng chất đến não, làm tế bào thần kinh thiếu năng lượng để hoạt động, ảnh hưởng tới cấu trúc, tồn tại và phát triển của hệ thần kinh, gây ra những rối loạn cho cơ thể, điển hình là rối loạn giấc ngủ.
Điều trị không đúng, bệnh càng nặng
Thông thường, khi mất ngủ kéo dài, giải pháp vẫn được nhiều người nghĩ ngay đến đầu tiên là thuốc an thần. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo khi gặp rối loạn giấc ngủ cần đi khám để được điều trị đúng cách, không nên tự dùng thuốc để rồi bị lệ thuộc vào thuốc. Theo thống kê tại Đức, tỷ lệ đột quỵ ở người quen dùng thuốc an thần cao gấp ba so với người không lệ thuộc thuốc.
Để ngăn ngừa tình trạng rối loạn giấc ngủ, cần cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, chú ý dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và tập thể dục thường xuyên. Hạn chế dùng rượu bia, trước khi ngủ không nên sử dụng các thức uống có chất kích thích như trà, cà phê...
Đồng thời, cần ngăn chặn và giảm thiểu các yếu tố tăng sinh gốc tự do - nguồn gốc gây nên thiếu máu não - như: căng thẳng tâm lý/stress, thiếu dinh dưỡng, ô nhiễm môi trường, rượu bia, khói thuốc lá, chấn thương, nhiễm khuẩn, nhiễm phóng xạ... Bên cạnh đó, thể cũng cần được bổ sung các chất chống gốc tự do tốt cho não. Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã chiết xuất thành công chất chống gốc tự do từ thiên nhiên, nổi bật như Anthocyanin, Pterostilbene có trong Blueberrysinh trưởng ở Bắc Mỹ. Anthocyanin, Pterostilbene có khả năng tiêu diệt các gốc tự do gây hại trong mạch máu, ức chế quá trình viêm, tăng tổng hợp các men cần thiết, làm giảm hiện tượng xơ vữa, ngăn ngừa huyết khối và cải thiện tình trạng thiếu máu não. Qua đó, chức năng truyền dẫn thần kinh được phục hồi, trả lại nhịp sinh học bình thường cho giấc ngủ.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.