(HNM) - Lễ trao Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội và kết nạp hội viên vừa diễn ra với một bầu không khí nhiều cảm xúc. Ngoài việc
Dịch giả Dương Tường nhắc lại tình huống ông nhận dịch tác phẩm "Lolita": Sức khỏe kém, lại vừa trải qua những "rối bời" khi bản dịch vào hàng khó của thế giới là "Chết chịu" được một NXB tha thiết đặt hàng, nhưng sau đó lại không in và giờ nằm trong ngăn kéo. "Lolita" ra đời thì lại gặp phải sóng gió… Lão dịch giả bày tỏ rằng ông dịch "Lolita" với tất cả tâm huyết và sức lực, nếu như có điều gì hạn chế thì đó là do trình độ chứ nhất định không phải do ẩu.
Nhà phê bình Ngô Thảo thì sau khi nhận giải đã trao tặng tiền giải thưởng cho một sinh viên khó khăn của Trường viết văn Nguyễn Du. Các nhà văn đã trao đổi về cuốn Phùng Cung - Giải thưởng Thành tựu với ít nhiều xúc động về tài năng và sự chìm nổi của cuộc đời một con người. Sự trở lại của Phùng Cung có phần đóng góp không nhỏ của một đơn vị làm sách tư nhân khi đã cùng gia đình tìm kiếm, in lại, bổ sung và tổ chức giới thiệu tác phẩm thơ nhiều nét tài hoa của tác giả này.
Những ý kiến phát biểu nhấn mạnh đến việc phải phát huy uy tín của Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội, trong đó có tính tìm tòi, đổi mới; sự công khai dân chủ, tính thuyết phục trong xét chọn. Lãnh đạo Hội Nhà văn Hà Nội nhắc lại "tinh thần 3 trong 1" của Hội: Hội địa phương nhưng là địa phương mang tên Thủ đô; Hội Nhà văn của Thủ đô cho nên cũng phải mang tầm vóc của cả nước.
Trong bối cảnh các giải thưởng văn chương bung nở những năm gần đây, rồi lại rơi rụng nhanh chóng, việc duy trì sức hấp dẫn của một giải thưởng trong đời sống văn chương không phải dễ. Ngay cả giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam cũng đang đứng trước những yêu cầu đổi mới. Yêu cầu này đã chính thức được đặt ra tại cuộc họp của BCH Hội Nhà văn Việt Nam cuối tháng 9 vừa qua.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.