(HNM) - Chương trình
Nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam đã hiện diện ở siêu thị của nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh: Như Ý |
Không chỉ các nhà phân phối trong nước đi tìm kiếm nguồn hàng đưa vào hệ thống bán lẻ phục vụ người tiêu dùng trong nước mà rất nhiều nhà phân phối nước ngoài và các công ty xuất khẩu đã tham gia buổi kết nối để tìm kiếm nguồn hàng đưa ra thị trường nước ngoài. Có mặt tại hội nghị kết nối, ông Greg Matthews, đại diện Siêu thị online Golmart ở Australia cho biết, ông rất thích rau quả sạch ở Việt Nam và đang nhắm tới tìm nguồn nguyên liệu để cung cấp các nhà hàng, khách sạn 4-5 sao ở Australia. Ông Greg Matthews cho rằng, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam đã xuất sang các nước như Nhật Bản, Châu Âu… là "cam kết" đáng tin cậy về chất lượng. Bà Lê Thanh Cảnh, Giám đốc Golmart tại Việt Nam cho biết, hiện đã có hơn 200 nhà cung cấp Việt Nam cung cấp sản phẩm cho công ty này xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các sản phẩm khô từ gạo như bánh tráng, bún gạo… và công ty này tiếp tục tìm kiếm các mặt hàng mới của nông sản Việt Nam để xuất khẩu. Tại buổi kết nối, Golmart đã ký hợp đồng giới thiệu, kinh doanh các sản phẩm của 4 doanh nghiệp gồm: HTX Trường Sơn với cà phê thương hiệu Con Sóc; Công ty TNHH Linker Vietnam với cà phê Pihatt; Công ty Cacao Xuân Ron Chợ Gạo với các sản phẩm bột cacao; Công ty TNHH Tân Lâm Long với sản phẩm trà thảo dược túi lọc Hibiscus Vô Thường.
Là nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam, đại diện Saigon Co.op cho biết họ đang không chỉ tìm kiếm sản phẩm đạt chất lượng đưa vào hệ thống phân phối mà còn có nhu cầu tìm kiếm nguồn hàng, đặc biệt là hàng nông sản để xuất khẩu. Ưu thế của Saigon Co.op là hiện đang liên doanh với NTUC Fair Price là đơn vị bán lẻ hàng đầu của Singapore (chiếm đến 60% thị phần bán lẻ của Singapore). Thông qua đối tác này, Saigon Co.op sẽ đưa các sản phẩm Việt Nam thâm nhập thị trường Singapore và ở những thị trường mà NTUC Fair Price đang có mặt.
Theo ông Nguyễn Hữu Nghị, chuyên viên mua hàng của Công ty Thương mại đầu tư Thái Bình (chuyên xuất khẩu sang thị trường Cuba), tại buổi kết nối Thái Bình đã làm việc trực tiếp với 9 doanh nghiệp để tìm kiếm nguồn hàng xuất khẩu sang Cuba và mở rộng xuất khẩu ở một số nước Nam Mỹ. Ông Nguyễn Hữu Nghị đánh giá sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Vấn đề còn lại là giá cả phải cạnh tranh.
Với kinh nghiệm đã đưa hàng vào các siêu thị cả của DN Việt Nam lẫn siêu thị của các nhà đầu tư nước ngoài như Lotte, Aeon, Golmart và xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc… ông Hoàng Văn Nhàn, Giám đốc điều hành HTX Trường Sơn, chủ thương hiệu cà phê Con Sóc tự tin cho rằng nhiều sản phẩm của các nhà sản xuất Việt Nam đáp ứng đủ yêu cầu chất lượng của nhà phân phối cả trong và ngoài nước. Sự khác biệt khi đưa hàng hóa vào siêu thị của nhà đầu tư nước ngoài là họ yêu cầu nhiều giấy chứng nhận quốc tế hơn.
Theo đơn vị tổ chức buổi kết nối là ITPC, có 130 đơn vị là nhà cung cấp tham gia buổi kết nối với các nhà mua hàng, nhà phân phối như các siêu thị Saigon Co.op, Aeon, BigC, FairPrice, Golmart, Metro, Lotte; thương nhân chợ đầu mối nông sản - thực phẩm ở TP Hồ Chí Minh như Thủ Đức, Hóc Môn… Mỗi đơn vị nhà cung cấp gặp 3-6 nhà phân phối. Bà Nguyễn Ngọc Điệp, Giám đốc Công ty Cacao Xuân Ron Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) - đơn vị sản xuất và cung cấp các sản phẩm từ cacao sạch hữu cơ đạt chứng nhận UTZ (chứng nhận nông sản bền vững) cho rằng, việc tổ chức kết nối giúp cho các nhà sản xuất tìm đến đúng địa chỉ cần đến thay vì phải "gõ cửa" nhiều nơi mà không hiệu quả. Tại buổi kết nối, các nhà phân phối đã ký với các doanh nghiệp cung cấp bản hợp đồng và ghi nhớ hợp tác. Ngoài các đơn vị tham gia tìm kiếm nguồn hàng ra nước ngoài thì nhiều nhà sản xuất cũng ký được các hợp đồng với các nhà phân phối trong nước để tìm đầu ra ổn định, phát triển bền vững các sản phẩm nông sản đạt chất lượng.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.