Theo dõi Báo Hànộimới trên

Hiện tượng "sốt" với cơ thể con người

THUHANG| 20/02/2005 23:32

(HNMĐT) - Bình thường, nhiệt độ cơ thể con người luôn luôn được giữ ở mức xấp xỉ 37 độ C dù trong thời tiết nóng bức hay rét buốt. Tuy nhiên, có những lúc người bệnh không nặng, nhưng lại sốt rất cao. Ngược lại, có những bệnh rất nặng nhưng lại không sốt. Vậy tại sao lại có hiện tượng như vậy?

Theo các bác sĩ thì bình thường cơ thể có một "bộ cảm ứng" chuyên lo điều hòa thân nhiệt thông qua các phản xạ, truyền dẫn, đối lưu, bay hơi... để tản nhiệt ra ngoài, bảo đảm thân nhiệt ổn định. Nhờ có sự ổn định về thân nhiệt nên các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể mới diễn ra bình thường. Khi có một sự trục trặc trong các cơ quan trên, thân nhiệt không điều hòa được, thì cơ thể thường có phản ứng là sốt nóng. Chính vì vậy mà khi chẩn đoán bệnh, người ta thường đo nhiệt độ của cơ thể để xác định tình trạng của bệnh.

Có thể chia nguyên nhân gây sốt thành 2 loại lớn: Thứ nhất là sốt là do có nguyên nhân gây sốt. Những yếu tố gây sốt bao gồm vi khuẩn, vi rút, chất gây sốt và do các vi khuẩn, vi-rút. Do đó rất khó phát hiện yếu tố gây sốt. Một số bệnh nhân ung thư, tuy không tìm ra mầm bệnh, nhưng những chất của khối u có hại cho cơ thể cũng có thể trở thành nguyên nhân gây sốt.

Thứ hai là sốt không do yếu tố gây sốt, chủ yếu là do cơ thể sinh nhiệt quá nhiều. Thí dụ bị chứng rối loạn chức năng của tuyến giáp trạng, sau khi bị động kinh... hoặc mắc một số bệnh như viêm da, sẹo da... khiến cơ thể tỏa nhiệt ra ngoài kém. Ngoài ra, khi cơ thể mất nước nhiều, hoặc chảy máu, tổn thương hệ thần kinh, cảm nắng, xuất huyết não... cũng có thể gây sốt.

Nếu bị sốt do yếu tố gây sốt tạo ra thì về một khía cạnh nào đó, là một điều tốt, vì đó chính là dấu hiệu báo cho chúng ta biết cơ thể có "vấn đề", cần phải lưu ý. Thứ hai là sốt chính là phản ứng tự vệ của cơ thể, chứng tỏ hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt, sức đề kháng mạnh (vì dưới tác dụng của những yếu tố gây sốt, hệ thống tự vệ đã có hàng loạt những phản ứng, sốt là một trong những phản ứng đó). Trường hợp sốt, thân nhiệt tăng sẽ không có lợi cho sự tồn tại của các yếu tố gây bệnh, sốt sẽ làm cho lượng bạch cầu tăng, chức năng của các khí quan phát triển tốt. Khi sốt, chức năng miễn dịch hoạt động mạnh, sản sinh càng nhiều những kháng thể đối phó với yếu tố gây bệnh, làm cho chức năng giải độc của gan hoạt động mạnh hơn để tiêu diệt mầm bận, xử lý những chất gây sốt.

Tuy nhiên, nếu sốt quá cao và kéo dài lại rất nguy hiểm cho sức khoẻ, vì nó gây rối loạn các chức năng sinh lý, phá hủy hồng cầu, nặng hơn có thể gây thiếu máu trong não, bị bệnh thần kinh... do vậy cần phải có biện pháp hạ sốt cho bệnh nhân.

Thu Hằng

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hiện tượng "sốt" với cơ thể con người

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.