Theo một nghiên cứu công bố trên tờ Proceedings của Viện Hàn lâm khoa học Mỹ ở những trẻ mắc bệnh tự kỷ, sự kết nối giữa các vùng não bộ liên quan tới khả năng thể hiện ngôn ngữ và cảm xúc là rất hạn chế.
Phát hiện mới này được giới khoa học hy vọng sẽ mở ra một hướng điều trị mới cho các bệnh nhi tự kỷ, căn bệnh đang ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay.
Các chuyên gia đã tiến hành chụp cắt lớp não của 20 trẻ tự kỷ ở cấp độ nặng, song có chỉ số thông minh IQ ở mức trung bình và có thể nói, đọc nhưng gặp khó khăn trong giao tiếp và thể hiện cảm xúc. So sánh với kết quả chụp cắt lớp não của 19 trẻ bình thường, các nhà nghiên cứu nhận thấy ở những trẻ bị bệnh, khả năng kết nối giữa các vùng não bộ rất kém.
Theo giáo sư tâm thần học Vinod Menon thuộc Đại học Stanford, trưởng nhóm nghiên cứu, sự kết nối não bộ kém ở các trẻ tự kỷ là nguyên nhân hạn chế khả năng nói và thể hiện cảm xúc của trẻ.
Bệnh tự kỷ là sự rối loạn phức tạp trong quá trình phát triển tự nhiên của con người. Tự kỷ liên quan sự phát triển bất thường của não bộ và hành vi biểu hiện trước khi đứa trẻ 3 tuổi và có quá trình tiến triển không suy giảm. Biểu hiện đặc trưng của căn bệnh này là sự suy giảm trong giao tiếp và phản xạ xã hội, cũng như hạn chế và cư xử lặp đi lặp lại; đặc tính là sự độc lập của bất kỳ khiếm khuyết thần kinh dưới mức bình thường.
Có rất nhiều nguyên nhân của bệnh được đưa ra nhưng nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. Cơ chế di truyền đóng góp khoảng 90% khả năng gây bệnh tự kỷ phát triển ở trẻ em nhưng việc di truyền của bệnh tự kỷ rất phức tạp và thông thường được chỉ ra các gen tương ứng.
Một số trường hợp hiếm, bệnh tự kỷ liên quan đến các tác nhân về những khiếm khuyết khi sinh. Ngoài ra, rất nhiều trường hợp cho rằng bệnh tự kỷ là do tác hại của việc tiêm vắcxin./.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.