Theo dõi Báo Hànộimới trên

Hà Nội: Nhu cầu về mặt bằng bán lẻ cao cấp sẽ bùng nổ trong 2 năm tới

L.H (ghi)| 21/05/2010 11:20

(HNMO) – Tổ hợp khách sạn - Trung tâm thương mại Grand Plaza là dự án 5  sao đầu tiên tại Hà Nội sẽ được khánh thành đưa vào hoạt động trong năm 2010 (dự kiến vào tháng 7/2010). Nhân dịp này, ông Phạm Cương - Giám đốc Trung tâm Thương mại Grand Plaza đã chia sẻ với báo giới về những bước phát triển của thị trường bán lẻ Hà Nội.

(HNMO) – Tổ hợp khách sạn - Trung tâm thương mại Grand Plaza là dự án 5sao đầu tiên tại Hà Nội sẽ được khánh thành đưa vào hoạt động trong năm 2010 (dự kiến vào tháng 7/2010). Nhân dịp này, ông Phạm Cương - Giám đốc Trung tâm Thương mại Grand Plaza đã chia sẻ với báo giới về những bước phát triển của thị trường bán lẻ Hà Nội.

* Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá sôi động, đạt hơn 57 tỷ USD năm 2008, nhưng đa số tập trung vào bán lẻ cấp thấp. Vậy, các trung tâm thương mại cao cấp có thể cạnh tranh được về sự thuận tiện, cũng như giá cả không hay chỉ phục vụ một bộ phận tầng lớp thu nhập cao? Ông có nghĩ rằng trung tâm thương mại và siêu thị cao cấp đủ sức để cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường bán lẻ truyền thống không?

* Thị trường bán lẻ Việt Nam có tiềm năng mạnh, quy mô tăng trưởng 20%, dân số trẻ, tầng lớp trung lưu và mức thu nhập bình quân tăng nhanh. Hình thức kinh doanh bán lẻ theo truyền thống là chủ yếu nên vẫn còn nhiều cơ hội cho các kênh bán lẻ cao cấp. Đặc biệt là các thành phố lớn. Đối với trung tâm thương mại cao cấp có nhiều ngành hàng và nhãn hiệu đảm bảo và đa dạng mặt hàng kèm các dịch vụ cũng như khu giải trí cho nhiều người. Do đó, trung tâm thương mại có thể nói hiệu quả hơn chợ rất nhiều.

Theo Công ty tư vấn, quản lý bất động sản CBRE, doanh số bán lẻ đã tăng 26,5% trong quý 1 năm 2010. Kèm theo đó nhu cầu về diện tích sàn bán lẻ đang tăng mạnh tại Việt Nam khi các nhà bán lẻ nước ngoài mở rộng quy mô và cải thiện hệ thống shop của họ tại nhiều địa điểm ở Hà Nội. Như vậy, các trung tâm bán lẻ đang có xu hướng nâng cấp về quy mô và chất lượng do có sự đầu tư tăng lên.

Bên cạnh đó, theo báo cáo của Hiệp hội Các Nhà Bán lẻ Việt Nam, trước khi mô hình bán lẻ hiện đại thâm nhập vào Hà Nội từ năm 2002, hình thức mua sắm truyền thống vẫn là hình thức phổ biến tại các chợ, cửa hàng mặt phố.Tuy nhiên, bán lẻ hiện đại ngày càng trở nên quan trong hơn và phổ biến hơn. Theo số liệu Công ty nghiên cứu thị trường TNS, năm 2006, bán lẻ hiện đại mới chỉ chiếm 13% tổng doanh số bán lẻ. Con số này là quá thấp so với tỷ lệ của các nước trong khu vực như Trung Quốc (50%), Thái Lan (39%), Philippines (32%)… CBRE dự kiến mô hình bán lẻ hiện đại sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh và sẽ chiếm 40% thị phần với sự ra đời của các khu TTTM mới.

Trong bối cảnh đó, trung tâm thương mại và siêu thị là hình thức kinh doanh hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân về chất lượng sản phẩm và các dịch vụ đi kèm. Mức sống của người dân càng cao, đòi hỏi tiêu chuẩn cũng như chất lượng cao hơn.

Về sản phẩm dịch vụ, hiện nay ở Hà Nội một số chợ ở khu vực trung tâm thành phố đang được dần phá dỡ để thay thế bằng trung tâm thương mại như chợ Mơ, Ngã Tư Sở, Cửa Nam... Tôi cho rằng, trung tâm thương mại sẽ là sự lựa chọn đầu tư tốt nhằm đón đầu xu thế thị trường.

* Năm 2009 là năm Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ nhưng cũng chưa thấy xuất hiện nhiều các thương hiệu cao cấp tại Việt Nam. Ông có nghĩa rằng 2010 sẽ là năm bùng nổ các nhà đầu tư bán lẻ cao cấp không và đâu là tương lai của ngành bán lẻ sau 10 năm?

Năm 2009, Việt Nam chính thức mở cửa thị trường bán lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều người kỳ vọng sẽ có một làn sóng gia nhập thị trường vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, do khủng hoảng nên nhiều doanh nghiệp phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của họ.

Sang năm nay, nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang hồi phục. Tôi cho rằng đây là thời điểm sôi động cho thị trường bán lẻ tại Việt Nam bởi vì các nhà phân phối trong nước đã phát triển nhiều hơn. Các thương hiệu bán lẻ quốc tế cũng rất hăm hở xâm nhập thị trường nước ta. Điều này đã tạo ra nguồn cầu cho các trung tâm thương mại cao cấp phát triển.

Theo số liệu của CBRE, nhiều tập đoàn bán lẻ nước ngoài đang “đổ bộ” vào Hà Nội thông qua việc nhượng quyền thượng mại và các công ty phân phối trong khi tổng cung thị trường quí 1/2010 vẫn duy trì ở mức hơn 100.000m2, nhu cầu mặt bằng bán lẻ đang tiếp tục tăng lên mạnh mẽ.

Theo chúng tôi, với việc các nhà bán lẻ quốc tế tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, nhu cầu mặt bằng bán lẻ sẽ bùng nổ trong 2 năm tới đây. Vì thế, tôi tin tưởng rằng, với nhiều thế mạnh của thị trường bán lẻ Việt Nam, năm 2010 sẽ có nhiều doanh nghiệp bán lẻ tham gia khai thác cơ hội này. Thực tế hiện nay tại Trung tâm thương mại GrandPlaza (dự kiến mở cửa vào đầu quý 3/2010) đã có nhiều thương hiệu quốc tế nổi tiếng đăng ký.

Nhìn về 10 năm nữa, tôi cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ phát triển và thu nhập của người dân sẽ ngày càng được cải thiện. Do đó, các doanh nghiệp bán lẻ còn rất nhiều cơ hội khi tham gia thị trường này.


* Với việc ngày càng có nhiều các trung tâm thương mại, mua sắm mọc lên trên cùng một khu vực, kinh doanh cùng một kiểu. Vậy làm sao GrandPlaza có thể thu hút được khách hàng?

* Với vị trí nằm trong một tổ hợp khách sạn-văn phòng đẳng cấp 5 sao đầu tiên tại Hà Nội và tọa lạc ngay tại một trong những khu vực được đánh giá là phát triển năng động vào bậc nhất của Hà Nội (trên mặt đường Trần Duy Hưng, khu vực phía Tây Hà Nội), Grand Plaza sẽ mang đến một dịch vụ mua sắm quốc tế cùng với sự góp mặt của một loạt các thương hiệu cao cấp và các dịch vụ bổ sung như khu ăn uống, vui chơi cho trẻ em...

Mặt khác, với chất lượng quản lý và vận hành theo các chuẩn mực quốc tế của đội ngũ nhà quản lý là Công ty IDJ Financial và dưới đó là IDJ Asset cùng đông đảo nhân viên được đào tạo bài bản, Grand Plaza chắc chắn sẽ mang lại cho khách hàng một chất lượng dịch vụ hoàn hảo, xứng tầm đẳng cấp 5 sao.

Riêng đối với các khách hàng thuê mặt bằng để kinh doanh trong trung tâm thương mại,chúng tôi sẽ có sự ưu đãi về ngành hàng cũng như thương hiệu và diện tích thuê đồng thời miễn phí quảng cáo trong trung tâm thương mại cho những thương hiệu lớn. Hiện tại, 80% mặt bằng các gian hàng bán lẻ trong trung tâm thương mại đã được đặt thuê.

* Nhiều người cho rằng dự án Grand Plaza nằm quá xa trung tâm và phải cạnh tranh với hàng loạt các dự án khác ở trung tâm như Vincom, Parkson... khiến sẽ khó thu hút được các thương hiệu cao cấp?

* Tôi không cho là như vậy. Khu vực phố cổ quanh Hồ Gươm rất khó tìm được diện tích bán lẻ phù hợp vì cơ sở hạ tầng cũ và quỹ đất hạn chế. Hà Nội có xu hướng chuyển dịch sang phía Tây với nhiều tòa nhà lớn mới xây dựng. Do đó, sẽ có nhiều lựa chọn cho các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ cao cấp về mặt bằng cũng như vị trí kèm cơ sở vật chất hiện đại, tiêu biểu như chỗ để xe rộng rãi, đường xá thông thoáng hơn, dân cư thu nhập cao và tập trung.

Thực tế dự án GrandPlaza nằm ở vị trí đắc địa nhất ở khu vực Hà Nội mới. Việc đầu tư vào dự án này sẽ tận dụng được xu hướng "Tây tiến" trong đầu tư bất động sản ở Hà Nội. Sắp tới, với mức độ phát triển của khu vực này, nơi đây sẽ hình thành một khu vực dân cư tập trung hiện đại. Chúng tôi sẽ sử dụng các dịch vụ quản lý trung tâm thương mại tốt nhất để đưa dự án đến thành công.

* Xin cảm ơn ông!

Trung tâm thương mại cao cấp GrandPlaza là một thành tố của quần thể khách sạn sang trọng – văn phòng hạng A đẳng cấp quốc tế ở Hà Nội. Ảnh phối cảnh dự án.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Nhu cầu về mặt bằng bán lẻ cao cấp sẽ bùng nổ trong 2 năm tới

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.