(HNMO) – 9h sáng nay (24-4), Báo Hànộimới tổ chức giao lưu trực tuyến với các nhân chứng lịch sử tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống đất nước.
11:34 24/04/2015
11h30', tuy còn nhiều câu hỏi của bạn đọc muốn giao lưu cùng các nhân chứng lịch sử, song do điều kiện thời gian nên buổi giao lưu phải kết thúc. Tổng biên tập Tô Quang Phán đã cảm ơn các nhân chứng lịch sử tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh đã chia sẻ cho độc giả Báo Hànộimới, những câu chuyện cảm động, chân thực về một chiến dịch lịch sử của dân tộc ta. Những câu chuyện này sẽ giúp thế hệ trẻ hôm nay hiểu hơn về lịch sử dân tộc, phát huy truyền thống anh dũng, kiên cường, bất khuất của dân tộc.11:30 24/04/2015
Trung tướng Nguyễn Hải Bằng:
Thời kỳ chiến dịch Mậu Thân, nhân dân Sài Gòn không nổi dậy giành chiến thắng được vì chủ lực của ta chưa đủ mạnh so với địch. Nhưng đến chiến dịch Hồ Chí Minh, lực lượng ta đã rất mạnh, trong khi lực lượng địch bên ngoài đã bị ta tiêu diệt, bên trong thì đã tan rã, nên nhân dân Sài Gòn có điều kiện nổi dậy. Đêm 29/4/1975, hầu hết các cơ sở ở dưới đã được nhân dân làm chủ, cờ cách mạng đã treo khắp phố phường….
11:29 24/04/2015
Bạn Ngô Minh Trang, học sinh lớp 12 trường THPT Việt Đức hỏi Trung tướng Nguyễn Hải Bằng11:27 24/04/2015
Đại tá Nguyễn Minh Hiển:
Sau khi nhận tin chiến thắng, chúng tôi cũng như tất cả người dân rất vui mừng, nhưng vẫn phải giữ nghiêm quân lệnh. Vì chúng tôi vẫn phải nhận nhiệm vụ tiếp tục truy quét tàn quân địch, và xây dựng chính quyền ở địa phương, thu gom vũ khí của quân địch. Vô cùng nhiều việc. Sau giải phóng là một cuộc vỡ trận của quân ngụy Sài Gòn. Lính ngụy cởi quần áo, vứt vũ khí đầy đường. Chúng tôi phải ở lại xây dựng chính quyền.
Bà con vui lắm thịt heo khao bộ đội, nhưng chúng tôi còn phải giữ nề nếp cho lính, không có cũng bị bọn tàn quân giết. Chúng tôi sau đó mới kéo về Sài Gòn làm quân quản. Có cả những vụ hôi của, cướp bóc và chúng tôi vẫn phải giải quyết. Vui thì vui vẫn phải làm nhiệm vụ. Rồi sau đó phải “đánh” tư sản Sài Gòn… Những ngày đó vất vả, nhưng vui. Chiến đấu 9 năm liên tục ở trong rừng. Cảm xúc lẫn lộn của một người đã va chạm trực tiếp vào cuộc chiến. Đến giờ đêm nằm vẫn nghe thấy tiếng máy bay, đạn pháo.
Quân phục của binh sĩ và sĩ quan nguỵ cởi bỏ la liệt trên đường phố Sài Gòn khi miền Nam được giải phóng - Ảnh: history.com |
11:19 24/04/2015
Trung tướng Nguyễn Hải Bằng nói về cảm xúc nhận tin chiến thắng:
Được tin chiến thắng thống nhất đất nước nhưng chúng tôi vẫn lo địch còn ngoan cố ở đồng bằng sông Cửu Long và nhận nhiệm vụ chiến đấu tiếp. Người lính không được rời cây súng.
Chúng tôi tuy nhận tin chiến thắng rất vui, rất sung sướng nhưng chúng tôi vẫn còn canh cánh nỗi lo phải nhận nhiệm vụ tiếp theo. Nếu địch chưa đầu hàng, chúng tôi lại phải tiếp tục đánh. Mừng vẫn mừng, vui vẫn vui, liên hoan vẫn liên hoan nhưng vẫn phải chắc tay súng. Lúc đó chưa có gì để liên hoan, nhưng phải 4-5 ngày sau chúng tôi mới được “liên hoan”. Ăn mừng đến cả tuần lễ!
Đại tá Nguyễn Minh Hiển chia sẻ thêm:
Chiều 30/4 tôi và hai chiến sĩ khác về Sài Gòn định vào dinh Độc Lập nhưng đông quá không vào được nên chúng tôi ra chợ Bến Thành. Sau giải phóng, chúng tôi chưa được nghỉ ngơi mà vẫn phải tiếp tục nhiệm vụ truy quyết tàn quân địch, xây dựng cơ sở xây dựng chính quyền tại chỗ. Chúng tôi xây dựng công tác địa phương được bà con rất quý, nhiều gia đình đãi cả thịt lợn. Rồi sau đó chúng tôi làm công quản ở Sài Gòn, thường xuyên giao ban ở dinh Thống Nhất.
Không khí ăn mừng thắng lợi tại miền Bắc rất nhộn nhịp nhưng không khí tại miền Nam vẫn có điều khác bởi có sự tham gia của người trong cuộc.
11:19 24/04/2015
Bạn đọc Trần Hồng Vân (Hàng Bạc, Hà Nội) hỏi Trung tướng Nguyễn Hải Bằng
Được tin chiến thắng, mỗi trung đoàn sẽ có một cách ăn mừng chiến thắng khác nhau. Xin Trung tướng chia sẻ thời khắc ăn mừng chiến thắng, cảm xúc của bộ đội ta khi biết tin đất nước hoàn toàn giải phóng?
11:19 24/04/2015
Trung tướng Nguyễn Hải Bằng:11:16 24/04/2015
Độc giả Ngô Kim Thúy (giáo viên đã về hưu tại Sơn Tây, Hà Nội) gửi Trung tướng Nguyễn Hải Bằng:
Xem giao lưu trực tuyến, tôi rất thích câu chuyện, kỷ niệm của Trung tướng trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Trung tướng, khi hòa bình lập lại , trở về quê nhà, Trung tướng đã giáo dục thế hệ con cháu của mình như thế nào về ý nghĩa của công cuộc bảo vệ đất nước của đân tộc ta? Nhận xét của con cái của Trung tướng về chiến dịch Hồ Chí Minh thế nào?
11:13 24/04/2015
Đại tá Nguyễn Minh Hiển:
Trong thời gian chiến tranh dài đằng đẵng, đêm tôi luôn nhớ về Hà Nội, nhớ thời cắp sách đến trường. Cho đến nay chúng tôi vẫn họp lớp cấp 2, cấp 3.
Sau hòa bình, việc đầu tiên tôi nghĩ đến là về Hà Nội tiếp tục học đại học. Lúc đó, mẹ tôi cũng đã già, nên tôi muốn ra Bắc. Tuy nhiên, quân khu 7 giữ chúng tôi lại. Đến tháng 2/1979 có chiến tranh biên giới phía Bắc, tôi được điều về quân khu Thủ đô. Sau đó, tôi xây dựng gia đình tại Hà Nội, phục vụ trong quân đội đến năm 2000 mới nghỉ hưu.
11:11 24/04/2015
Câu hỏi dành cho Đại tá Nguyễn Minh Hiển
Khi đất nước giải phóng, thời điểm đó bộ đội ta vẫn còn nhiều công việc bề bộn khi tiếp quản Sài Gòn, riêng cá nhân Đại tá lúc đó có nghĩ mình sẽ làm gì sau năm 1975?
(Hoàng Văn Vĩnh - Cựu chiên binh TP Hạ Long, Quảng Ninh)
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.