(HNMO) - Với tổng vốn hỗ trợ hơn 650.000 euro, Tổ chức CARE Quốc tế phối hợp với trung tâm CIRUM, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNN tiến hành dự án trong giai đoạn từ tháng 1-2016 đến tháng 12-2018 tại sáu tỉnh.
Với tổng vốn hỗ trợ hơn 650.000 euro, Tổ chức CARE Quốc tế phối hợp với trung tâm CIRUM, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN &PTNN tiến hành dự án trong giai đoạn từ tháng 1-2016 đến tháng 12-2018 tại sáu tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Kon Tum.
Khoảng 8 triệu đồng bào dân tộc thiểu số là đối tượng hưởng lợi sau cùng của dự án thông qua quá trình tham vấn, sửa đổi Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng và các chính sách khác cũng như các hoạt động thành công được nhân rộng của dự án. Đây chính là nhóm hộ nghèo, chiếm tỉ lệ cao nhất trong tỉ lệ nghèo đói tại Việt Nam, mà đời sống, sinh kế và văn hóa của họ phụ thuộc lớn vào tài nguyên thiên nhiên, nhất là là đất rừng.
Phụ nữ và trẻ em gái, là những đối tượng đặc biệt thiếu sự đảm bảo về an ninh lương thực, thiếu các cơ hội phát triển kinh tế, sống ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, đối mặt với rào cản ngôn ngữ, trình độ giáo dục thấp và thường thiếu cơ hội tham gia trong tiến trình ra quyết định và quyết sách về các vấn đề liên quan đến tiến trình phát triển hòa nhập của cộng đồng các dân tộc thiểu số.
Mục tiêu tổng thể của dự án là góp phần bảo vệ và tăng cường tiếp cận và quản lý đất rừng cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số. Dự án sẽ nâng cao năng cao hiệu quả sử dụng đất tại khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung, và Tây Nguyên, lưu ý đến tiếp cận thông tin và sử dụng đất của đồng bào dân tộc thiểu số đối với đất rừng cộng đồng. Kết quả triển khai dự án sẽ được chia sẻ, tham vấn với Chính quyền và các nhà hoạch định chính sách trong quá trình sửa đổi Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sắp tới.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.