Theo dõi Báo Hànộimới trên

Đích đến là chăm sóc tốt hơn sức khỏe người dân

ANHTHU| 19/12/2007 08:50

(HNM) - Tại buổi làm việc thứ  hai (ngày 18-12) của Hội nghị sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực y tế,  Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã đưa ra 3 nội dung chính:

(HNM) - Tại buổi làm việc thứhai (ngày 18-12) của Hội nghị sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực y tế,Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã đưa ra 3 nội dung chính: Thứ nhất, Bộ Y tế có thể nghiên cứu đến chuyện phá bỏ việc phân tuyến khám chữa bệnh như hiện nay để người dân có quyền được lựa chọn cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh (KCB), đồng thờitạo ra sự cạnh tranh lành mạnh về chất lượng giữa các cơ sở KCB công và tư. Thứhai, cần phải đa dạng hóa các cơ sở thực hiện BHYT. Thứ ba, Nhà nước sẽ cơ bản lo cho người nghèo, người cận nghèo, đối tượng chính sách, trẻ dưới 6 tuổi được KCB chất lượng cao thông qua thẻ BHYT.

Vươn lên nhờ tự chủ

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, xã hội hóa y tế nhằm đến 2 mục tiêu: Phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp y tế; tạo điều kiện thuận lợiđể toàn dân, đặc biệt là đối tượng chính sách, người nghèo được chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Mục tiêu xã hội hóađược Bộ Y tế xác định rõ ràngvàngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 05. Trong đổi mới hoạt động của hệ thống y tế cả nước thời gian qua, điểm nổi bật nhất là chủ trương cho phép các cơ sở y tế KCB công lập được tự chủ huy động vốn để đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới các trang thiết bị phục vụ nhu cầu chăm sócsứckhỏenhândân.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến nay, đã có 100% BV tuyến TƯ và 90% BV tuyến tỉnh đã thực hiện tự chủ về tài chính ở nhiều mức độ khác nhau, đồng thời chủ động vay vốn để phát triển các loại hình dịch vụ y tế hiện đại, đáp ứng yêu cầu điều trị, điển hình như BV Chợ Rẫy trong 2 năm qua đã huy động 98,3 tỷ đồng từ nhiều nguồn khác nhau để triển khai các kỹ thuật cao. Với doanh thu đạt hơn 250 tỷ đồng, BV đã tự chủ toàn bộ về tài chính, tiết kiệm cho ngân sách 17 tỷ đồng/năm. Cùng hướng đi mạnh bạo này, theo ông Nguyễn Bá Đức, Giám đốc BV K, BV cũng đãhuy động được 140 tỷ đồng để mua 25 bộ máy, thiết bị y tế hiện đại phục vụ chẩn đoán, điều trị các bệnh ung thư với thời gian ngắn hơn nhiều so với việc triển khai bằng vốn ngân sách nhà nước cấp.

Trong giai đoạn 2005-2007, nguồn vốn XHH y tế được huy động lên tới hơn 2.000 tỷ đồng, trong đó các BV tuyến TƯ là gần 1.000 tỷ đồng và khối địa phương là 1.200 tỷ đồng. Cả nước đã được trang bị hơn 100 hệ thống CT Scanner các loại, 11 thiết bị tán sỏi ngoài cơ thể, 20 hệ thống cộng hưởng từ, 4 hệ thốngdao mổ tia Gâmm...Có thể nhận thấy, đây chính là những minh chứng tốt nhất cho chủ trương huy động nguồn vốn XHH trong các cơ sở KCB.

Từ nguồn vốn xã hội hóa y tế, năm 2007, Bệnh viện đa khoa Bắc Thăng Long (Hà Nội) đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng mua sắm máy xét nghiệm huyết học đa thông số, máy nội soi tai mũi họng, siêu âm màu... triển khai một số kỹ thuật mới, nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị cho người bệnh.
Cần sự công bằng giữa bệnh viện công và tư

Thực tế, việc phát triển mạnh mẽ hệ thống y tế ngoài công lập ở nước ta thời gian qua với hơn 30.000 cơ sở (chủ yếu là loại hình phòng khám) và 66 bệnh viện đã góp phần giảm tải cho các bệnh viện công, đồng thời giúp cho người dân có nhiều hơn cơ hội lựa chọn nơi chăm sóc sức khỏe cho mình. Trong một năm, trung bình hệ thống y tế này khám chữa bệnh cho khoảng gần 10 triệu lượt người, hơn 100.000 trường hợp phẫu thuật. Một số bệnh viện cũng đã mạnh dạn đầu tư về trang thiết bị y tế hiện đại với phương pháp chẩn đoán, ứng dụng kỹ thuật caotạo sự cạnh tranh lành mạnh với bệnh viện công. Tuy nhiên, theo đánh giácủa Bộ Y tế, quy mô của các cơ sở y tế ngoài công lập vẫn còn nhỏ (chủ yếu từ 30-50 giường bệnh), chưa tương xứng với tiềm năng (số giường bệnh tư nhân chỉ chiếm 3% tổng số giường bệnh) và nhân lực cũng mới chỉ chiếm 0,2% số cán bộ y tế nói chung trên cả nước. Ngoài ra, một số cơ sở đang có tình trạng lạm dụng xét nghiệm, hành nghề vượt quá phạm vi cho phép...

Ý kiến của các cơ sở y tế tư như BV Đa khoa Tràng An, BV Phụ sản quốc tế Sài Gòn, BV Đa khoa Hợp Lực, BV Bình dân Đà Nẵng... thì cho rằng, cần phải có sự công bằng giữa bệnh viện công và tư.Khó khăn lớn nhất mà họ gặp phải là về mặt bằng (nhất là do đặc thù bệnh viện phải nằm ở nơi phải tập trung dân cư). Các ý kiến cũngmong muốn những địa phương có bệnh viện tư nhân hoạt động có thể cấp hoặc cho bệnh viện tư thuê dài hạn 30 năm, 50 năm và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để họ yên tâm hoạt động, đầu tư có hiệu quả. Hay về chính sách thuế, các cơ sở y tế tư nhân đang phải áp dụng mức thuế thu nhập 28% theo mô hình hoạt động doanh nghiệp chứ không được hưởng mức thuế 10% như quy định tại Nghị định số 53 của Chính phủ...

Trước những băn khoăn của các đơn vị y tế ngoài công lập tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã đưa ra các định hướng “cởi trói” rất mở: Về quỹ đất, thời gian tới, Nhà nước sẽ tạo điều kiện ưu đãi cho cácđơn vị này được sử dụng đất hợp lý để xây dựng trụ sở KCB, tuy nhiên, đất này không được phép chuyển nhượng. Về chính sách thuế, Nhà nước cũng sẽ có hướng giảm mức thuế thu nhập. Cụ thể, 4 năm đầu miễn thu thuế, từ 5 năm tiếp theo sẽ chỉ thu 5-10%.Như vậy, nhìn một cách khách quan, đối với chủ trương xã hội hóa, nhất thiết phải có sự công bằng giữa bệnh viện công và tư về chính sách đãi ngộ cũng như cơ chế hoạt động để thu hút vốn đầu tư xây dựng những bệnh viện tư nhân hiện đại, có chất lượng, phong phú về các loại hình khám chữa bệnh. Theo Phó Thủ tướng, làm được những vấn đề đặt ra không hề đơn giản, nhưng Nhà nước, các bộ, ngành liên quan sẽ phải làm để người dân được hưởng đúng như quyền họ được hưởng.

Tùng Linh

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đích đến là chăm sóc tốt hơn sức khỏe người dân

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.