Nếu thứ duy nhất được khen thưởng ở trường là điểm số thì trẻ sẽ chỉ học được cách đạt điểm cao. Còn nếu trường học coi trọng việc khen thưởng những phương pháp học tốt và hiệu quả thì các em sẽ học được các kỹ năng để học hỏi tốt”.
Với nhiều chia sẻ tâm huyết tại chuỗi Hội thảo giáo dục “Trang bị năng lực thế kỷ 21 cho học sinh” do Vinschool tổ chức gần đây, diễn giả quốc tế Lance G.King - tác giả nhiều đầu sách về dạy kỹ năng cho học sinh nổi tiếng trên thế giới - đã gây ấn tượng với các phụ huynh về phương pháp giáo dục để giúp học sinh có khả năng học tập suốt đời, PV đã có cuộc trao đổi với ông:
|
Dạy cách học chứ không phải nhồi nhét kiến thức
Tỉ phú nổi tiếng Jack Ma trong một bài phỏng vấn đã từng thể hiện quan điểm ông chỉ cần con có học lực trung bình là ổn, ông muốn con có thời gian để học các kỹ năng khác. Ông có đồng ý với quan điểm này không?
Về diễn giả Lance G King Diễn giả quốc tế Lance G King là tác giả nhiều đầu sách về dạy kỹ năng cho học sinh, sáng lập chương trình The Art of Learning (taolearn.com) đã có hơn 200,000 học sinh theo học tại 28 quốc gia trên thế giới. Ông là tác giả của giáo trình dạy kỹ năng thế kỷ 21 của chương trình Tú tài quốc tế IB hiện đang được sử dụng ở hơn 3.000 trường tại 150 quốc gia trên thế giới. |
- Jack Ma là một nhà khởi nghiệp kinh doanh. Rất nhiều người làm kinh doanh không hề học giỏi. Họ thành lập công ty và sau đó trở nên rất thành công. Nhưng điều đó không có nghĩa tất cả những người học không giỏi ở trường đều sẽ thành công sau này trong cuộc sống. Nếu một người có khả năng học hỏi tốt, được trang bị kỹ năng tốt thì có thể học được nhiều điều từ cuộc sống hơn là từ trường học.
Ông vừa nhắc đến việc “biết cách học hỏi”. Vậy theo ông, đâu là điểm khác biệt giữa việc “học giỏi” và việc “có khả năng học hỏi tốt”?
- Đây là câu hỏi thú vị. Trường học là một hệ thống và có những đứa trẻ biết cách học theo hệ thống hay nói cách khác là học những gì giáo viên muốn. Điều này phụ thuộc rất lớn vào cách đánh giá của mỗi trường học. Nếu thứ duy nhất được khen thưởng ở trường là điểm số thì trẻ sẽ chỉ học được cách đạt điểm cao. Còn nếu trường học coi trọng việc khen thưởng những phương pháp học tốt và hiệu quả thì các em sẽ học được các kỹ năng để học hỏi tốt.
Phụ huynh thường đặt kỳ vọng lớn vào con và thường khó chấp nhận thất bại của con. Ông có lời khuyên gì cho phụ huynh trong việc đặt ra những kỳ vọng cho con mình?
Tôi cho rằng trẻ cần được khuyến khích tự đặt mục tiêu và mục tiêu càng cao thì càng tốt. Phụ huynh cần giúp trẻ đặt mục tiêu cho chính bản thân trẻ chứ không phải mục tiêu cho bố mẹ. Quá nhiều phụ huynh cho rằng tham vọng và đòi hỏi của họ là cái mà trẻ nên cố gắng hướng tới. Họ không hiểu rằng vai trò của họ là giúp đỡ, thúc đẩy để trẻ có thể đạt mục tiêu cao nhất chứ không phải để buộc trẻ phải đạt được mục tiêu đó.
Mô hình mà tôi đang dạy về Failing Well – Giúp trẻ có thái độ tích cực trước các thất bại, chỉ ra rằng trẻ không bắt buộc phải thành công ngay từ lần đầu tiên. Điều quan trọng nhất là nếu trẻ thất bại, hãy giúp trẻ phân tích và thay đổi quá trình thực hiện, rồi làm lại. Việc này sẽ giúp trẻ tự học, tăng khả năng thích ứng và cải thiện cách xử lý của mình cho tới khi đạt được mục tiêu. Thất bại khi đó sẽ không phải việc quá tồi tệ, trẻ có thể thất bại mà không bỏ cuộc.
Học sinh cần được trang bị những kỹ năng mềm để thích ứng và thành công trong thời hội nhập |
16 năng lực của thế kỷ 21 – ‘Chìa khóa thành công”
Là một diễn giả quốc tế và có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy kỹ năng cho học sinh trên thế giới, ông đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của việc trang bị cho học sinh những năng lực để có thể thành công trong thời kỳ công nghệ như hiện nay?
- Nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy 400 công ty tuyển dụng hàng đầu tìm kiếm các ứng viên có kỹ năng giao tiếp đọc và viết; tư duy phản biện và giải quyết vấn đề; tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp; thái độ hợp tác; khả năng làm việc nhóm; thành thạo công nghệ thông tin và kỹ năng lãnh đạo, quản lý dự án. Cũng theo Bộ Lao động Hoa Kỳ thì 65% học sinh tại các trường học sau khi tốt nghiệp sẽ có thể làm các công việc mà thời điểm hiện tại chưa hình thành.
Bởi vậy, ngoài học kiến thức chúng ta cần trang bị cho học sinh những kỹ năng có thể đáp ứng với sự thay đổi trong tương lai để đi tới thành công. Các kỹ năng đó gồm bộ 16 năng lực thế kỷ 21; Kỹ năng về nhận thức (tư duy phản biện, sáng tạo, giải quyết vấn đề, các kỹ năng học tập, thi cử); Kỹ năng về tính cách (kiểm soát áp lực, tự tạo động lực, chú tâm, kiên cường, chính trực, can đảm và kiên định…).
Tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos 2017, 16 năng lực của thế kỷ 21 ngay khi được đề cập đã lập tức thu hút được sự chú ý và trở thành giá trị cốt lõi trong chiến lược đào tạo nhân lực của các quốc gia. |
Vinschool là hệ thống giáo dục tiên phong tại Việt Nam xác định mục tiêu của chương trình giáo dục là trang bị cho học sinh năng lực của thế kỷ 21. Theo ông, khó khăn chính trong việc truyền dạy kỹ năng cho học sinh là gì?
- Học sinh rất nhanh nhạy, thực tế. Bởi vậy, khó khăn thường nằm ở giáo viên vì đôi khi họ thấy việc dạy kỹ năng cho trẻ là điều họ không quen, không sẵn sàng, không được đào tạo để làm. Tuy nhiên, Vinschool đã tổ chức các Hội thảo đào tạo bài bản để sớm chuẩn bị cho đội ngũ này khả năng trang bị năng lực thế kỷ 21 cho học sinh thông qua việc giảng dạy. Tôi đánh giá rất cao điều này vì những năng lực này sẽ là “chìa khóa” để học sinh tự tin bước vào thời kỳ hội nhập.
Xin cảm ơn ông!
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.