Theo dõi Báo Hànộimới trên

Đã chạm tới những ký ức về Hà Nội xưa

Lâm Vũ| 05/01/2016 20:03

(HNM) - Sau 5 ngày diễn ra liên tục từ 30-12-2015 đến 4-1-2016, chương trình


Nỗ lực lớn của người làm du lịch

Từ mong muốn có một sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của ngành du lịch Thủ đô dựa trên nền tảng văn hóa Hà Nội, tạo sân chơi cho du khách nhân dịp Tết Dương lịch, Sở Du lịch Hà Nội cùng một số đơn vị đã tìm tòi, kết nối từ ý tưởng đến hiện thực và giải quyết một khối lượng công việc rất lớn trong khoảng thời gian chưa đầy 3 tháng. Một đại diện Ban tổ chức cho biết, chỉ riêng việc kết nối, mời các đơn vị, nghệ nhân tham dự đúng tiêu chí là 100% các cá nhân tham gia hoạt động là các nghệ nhân được phong tặng danh hiệu và thống nhất hoạt động đã mất gần tháng trời.

Hà Nội có nhiều thứ để giới thiệu, từ kiến trúc, giao thông, tâm linh, thời trang, ẩm thực, làng nghề, phố nghề đến trò chơi dân gian. Tuy nhiên, việc chọn cái nào để giới thiệu và phục dựng như thế nào cũng không đơn giản bởi nhiều thứ chỉ còn lại ở tấm ảnh, trên hình tư liệu và trong trí nhớ. Phục dựng mô hình tàu điện là một ví dụ. Ban tổ chức đã đưa ra nhiều phương án thực hiện với mong muốn mang đến một cái nhìn tròn trịa nhất, không chỉ đáp ứng nhu cầu thị giác mà còn thỏa mãn nhu cầu xúc giác, mang tới cảm xúc cho du khách. "Chúng tôi đã đến nhà máy xe lửa, phim trường với mong muốn tìm được toa tàu tương đối nguyên vẹn nhưng toa tàu điện duy nhất còn lại tại xưởng phim truyện đã quá cũ, không thể di chuyển ra khỏi khu vực. Phương án tiếp theo, Ban tổ chức định phục dựng đầu tàu, phần thân tàu và toa sau bằng phương pháp vẽ 3D. Tuy nhiên, thời gian và không gian bố trí mặt bằng tại Hoàng Thành Thăng Long không khả thi. Cuối cùng, Ban tổ chức phải lựa chọn phương án đóng mới mô hình tàu điện loại chạy bằng đường ray nhằm mô phỏng gợi nhớ bằng nghệ thuật sắp đặt. Các tỉ lệ tương đối để đảm bảo ngoài yếu tố thẩm mỹ còn thuận tiện cho việc phục vụ người dân trực tiếp đứng, ngồi trên toa tàu chụp ảnh", ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội chia sẻ.

Sản phẩm du lịch thành công

Tuy ký ức của mỗi người là khác nhau nhưng du khách đến với chương trình ít nhiều đã tìm thấy những góc quen, khơi lại kỷ niệm về Hà Nội ngày ấy. Chị Vũ Hoàng Anh (tổ 16, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chia sẻ: "Những trò chơi dân gian dành cho trẻ em đã chạm tới những khoảng sâu nhất trong ký ức tuổi thơ. Đến tham quan cùng các con, tôi đã chỉ cho chúng cách chơi đánh chuyền, gấp đồ chơi bằng lá và nhảy dây. Tôi ấn tượng nhất với trò nhảy dây bởi nó là trò chơi phổ biến ở ngoại thành Hà Nội ngày xưa bởi nó đòi hỏi phải có không gian và có các bạn chơi cùng".

Thạc sỹ Lưu Đức Kế, Giám đốc Lữ hành Hanoitourist cho rằng tuy vẫn còn những hạt sạn nhỏ, nhưng nhìn chung, cái được của chương trình rất nhiều. "Phía lữ hành cũng mong muốn có con tàu leng keng, thậm chí là tàu thật, có thể chạy được để thu hút khách, nhưng không dễ. Đầu tư một con tàu, rồi làm cũ đi, rồi làm đường ray rất tốn kém và chắc chắn là bất khả thi".

Theo nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến, người được giải thưởng Bùi Xuân Phái-Vì tình yêu Hà Nội năm 2012 thì đây là một sản phẩm du lịch chứ không phải là triển lãm cho nên không thể bắt mọi thứ theo quy chuẩn như triển lãm được. Cũng vì là sản phẩm du lịch nên nó có hai yếu tố, một là sản phẩm du lịch dựa trên ký ức nên không cần đảm bảo tính chính xác về không gian, thời gian. Thứ hai, đã là sản phẩm du lịch thì nó phải mang tính thương mại, nghĩa là du khách đến tham quan thì sẽ có sự giao lưu và mua bán, trao đổi hàng hóa. Thực tế là những sản phẩm đồ cũ ở chương trình đã bán rất chạy như đồng hồ, ảnh Hà Nội xưa...

TS Nguyễn Hữu Sơn, nguyên Giám đốc Sở VH, TT&DL tỉnh Lào Cai, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam: Đứng ở góc độ người làm du lịch, theo tôi, đây sản phẩm sáng tạo và nên được khuyến khích. Tôi cũng được biết một vài ý kiến trái chiều về việc phục dựng một số mô hình tại chương trình nhưng ngay trong việc phục dựng cũng có nhiều lý thuyết. Có lý thuyết phục dựng nguyên vẹn 1-1, có lý thuyết khác là tái sáng tạo, tức là người ta có quyền sáng tạo ký ức qua con mắt lớp trẻ. Thế thì ta phải dung hòa điều này và đặt ra mục tiêu là 1-1 thì ta mới làm 1-1, còn mục tiêu sáng tạo qua ký ức thì làm kiểu khác.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đã chạm tới những ký ức về Hà Nội xưa

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.