Theo dõi Báo Hànộimới trên

Con cá basa từ dòng Mêkông bơi ra biển lớn

HONGHAI| 21/02/2007 15:30

Vào những ngày cuối năm 2006, khi mà các ngành đang kiểm lại công việc làm ăn của mình sau một năm đầy biến động và cũng nhiều thành công, thì Bộ Thủy sản đã đưa ra một thông tin dẫn từ mạng chuyên ngành thuỷ sản quốc tế (FIS) đánh giá rằng sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam cùng với cá hồi và cá rô phi đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng cá thịt trắng của người Mỹ, người châu Âu và người Nga.

Vào những ngày cuối năm 2006, khi mà các ngành đang kiểm lại công việc làm ăn của mình sau một năm đầy biến động và cũng nhiều thành công, thì Bộ Thủy sản đã đưa ra một thông tin dẫn từ mạng chuyên ngành thuỷ sản quốc tế (FIS) đánh giá rằng sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam cùng với cá hồi và cá rô phi đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng cá thịt trắng của người Mỹ, người châu Âu và người Nga.

Thật là một cái tin làm nức lòng và cũng an lòng những người chăn nuôi và nhà kinh doanh, xuất khẩu cá tra, cá basa sau những trồi sụt giá cả, sau vụ kiện của các nhà nuôi cá da trơn ở Mỹ. Bất chấp tất cả những khó khăn, cản trở, xuất khẩu của cá tra, cá basa của Việt Nam trong gần 10 năm qua vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao, từ 22.000 tấn năm 1997 lên 800.000 tấn năm 2006, đạt kim ngạch 660 triệu USD. Cá tra, cá basa Việt Nam đã có mặt tại 65 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các thị trường chính là EU chiếm 46,9% lượng cá xuất khẩu, 11% ở Nga, 9,8% ở Mỹ, 8,7% tại ASEAN, 23,6% .

Với cái đà tăng trưởng như những năm vừa qua, ông Ngô Phước Hậu, Chủ tịch Uỷ ban cá nước ngọt thuộc Hịêp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cho rằng, năm nay sản lượng cá tra, cá basa xuất khẩu sẽ đạt khoảng 1 trịêu tấn và câu lạc bộ 1 tỷ USD xuất khẩu sẽ nối thêm tên của mặt hàng hai loại cá này.

Hai giống cá này vốn sống ở lưu vực sông Mê kông, tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan. Từ giữa kỷ XX, những người dân của hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp đã bắt những con cá tra nhỏ về nuôi trong các ao, đầm và thả bè trên sông. Ban đầu cá giống phải bắt từ sông về để nuôi, đến năm 1978 những nhà nghiên cứu thuỷ sản đã tạo được giống bằng sinh sản nhân tạo và đến năm 1990 tạo được giống cá basa .


Nhớ những năm 70-80 của thế kỷ trước, con cá tra đã nằm trong cùng danh mục với lợn, gà công nghiệp, chim cút được nuôi cả trên những ngôi nhà cao tầng để làm nguồn cải thiện cuộc sống của những công chức ở thành phố. Cá tra vốn dễ nuôi, giống ăn tạp, dễ kiếm thức ăn và mau lớn, chỉ cần thả vào cái bể vốn để đựng nước sạch là đã đem lại nguồn thu nhập khá cho gia đình. Rồi nó cũng phải xuống đất trở về thụân với tự nhiên, khi cuộc sống người dân được cải thiện do công cuộc Đổi mới.

Hiện nay, nay cá tra, cá ba sa không chỉ được nuôi trên 50% số tỉnh đồng bằng sông Mê Kông và còn lan ra một số địa phương ở miền Trung và miền Bắc. Nghề nuôi, sản xuất và chế biến cá tra, cá basa đã đem lại công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, ngành nuôi cá tra, cá basa đang phát triển mạnh.

Để tạo thuận lợi cho xuất khẩu cá tra, cá basa, từ giữa năm 2006, Hịêp hội các nhà chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, Công ty Aqua Service Vietnam với sự giúp đỡ của EUROGAP một tổ chức chuyên cấp chứng nhận thuỷ sản của Thuy Sĩ đang tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế cho hai loại cá này của Việt Nam, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2007.

TTXVN
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Con cá basa từ dòng Mêkông bơi ra biển lớn

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.