Mới đây, các nhà thiên văn học đã chụp được một số hình ảnh của những hành tinh ngoài hệ mặt trời - một việc làm được cho là không tưởng với công nghệ hiện nay.
So với các hành tinh này, những ngôi sao trên có độ sáng gấp 10 nghìn tỷ lần, sáng tới mức không có bất cứ một thiết bị tương phản nào giúp nhận diện các hành tinh “vô hình” bên cạnh những ngôi sao này.
Kỹ thuật “che ngôi sao,” giúp các nhà thiên văn học thấy nhiều hành tinh “vô hình”. |
Kỹ thuật “che ngôi sao,” hoạt động bằng cách che vị trí ngôi sao ở trung tâm của kính viễn vọng. Một màn hình hoa khổng lồ (giúp tránh nhiễu xạ ánh sáng) sẽ giúp chắn ánh sáng từ ngôi sao lọt vào kính viễn vọng nhưng vẫn có thể chụp ảnh các ngôi sao.
Chưa đầy 15 năm sau khi giới khoa học phát hiện ra hành tinh đầu tiên trong một hệ mặt trời khác, hơn 400 hành tinh ngoài Thái Dương hệ đã được phát hiện. Những phát hiện này tạo ra một cuộc cách mạng trong quan niệm của chúng ta về vũ trụ. Nó chứng minh rằng các hệ mặt trời tồn tại “nhan nhản” trong vũ trụ và Thái Dương hệ của chúng ta không phải là ngoại lệ.
Khi con người tìm ra những công nghệ dò tìm cùng với kính thiên văn quang học tương thích, thậm chí chúng còn được chuyển từ trái vào không gian để có cái nhìn rõ hơn về vũ trụ, cộng đồng khoa học đã đạt đến một bước tiến mới - đó là tìm kiếm dấu hiệu của sự sống ở những thế giới xa xôi ngoài Trái Đất.
Ông Marc Kuchner, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm tìm kiếm các hành tinh ngoài Thái Dương hệ thuộc Trung tâm Thám hiểm Không gian Goddard NASA cho rằng: “Việc tìm ra một Trái đất khác chắc hẳn sẽ xứng đáng được nhận giải thưởng Nobel”. Niềm hứng khởi đó đã tiếp sức cho các cuộc cạnh tranh khốc liệt để do tìm sự sống ngoài Trái Đất.
Ngay từ rất sớm, ngành thiên văn học thế giới đã chứng kiến cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa hai nhóm - một đến từ Thụy Sĩ còn một từ Mỹ. Hai nhòm này đã phải mất nhiều tháng trời để trở thành những người đầu tiên phát hiện ra một hành tinh ngoài hệ mặt trời của chúng ta.
Họ đã sử dụng kính viễn vọng trên mặt đất và quang phổ kế có độ chính xác cao để phát hiện những dao động nhẹ của một ngôi sao do ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn của các hành tinh quay xung nó.
Ngày nay cuộc đua đó vẫn tiếp tục nhưng với quy mô lớn hơn nhiều. Các thiết bị cần thiết để khám phá thế giới ngày càng nhỏ hơn đã trở nên tinh vi tới mức các nước trên thế giới đã đưa ra những chỉ dẫn của các dự án này.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.