(HNMO) - Thời tiết chuyển mùa cũng là lúc số lượng trẻ phải đến bệnh viện với các biểu hiện như ho kéo dài, ho kèm theo sổ mũi, ho kèm sốt nhẹ… tăng mạnh.
Con thêm bệnh vì … cha mẹ
Theo TS. BS Phạm Kim Thanh - Phòng khám nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc (Hà Nội), gần đây bệnh viện phải tiếp nhận khám cấp cứu rất nhiều trường hợp các bé bị loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh để điều trị ho. BS Thanh dẫn chứng một trường hợp ca bệnh nhi 4 tuổi bị ho do viêm đường hô hấp, cha mẹ đưa đến một phòng khám tư gần nhà, được kê cho uống kháng sinh, nhưng chưa kịp khỏi bệnh viêm đường hô hấp thì cháu lại bị tiêu chảy. Mẹ cháu bé thấy con chưa hỏi hẳn ho và vẫn còn đờm, chảy mũi nên tự ý mua thêm thuốc kháng sinh cho con uống để mong con dứt điểm. Thế nhưng hậu quả là bé bị tiêu chảy cấp đến mức phải nhập viện.
Cũng theo bác sĩ Thanh, khi trẻ bị hiện tượng tiêu chảy do dùng kháng sinh điều trị bệnh (chuyên khoa gọi đó là loạn khuẩn đường ruột) thì chỉ cần dừng dùng kháng sinh là tự khỏi (cũng có trường hợp một số trẻ có thể do không hợp với loại kháng sinh đang dùng nên bị loạn khuẩn đường ruột, khi chuyển sang loại kháng sinh khác thì lại bình thường). Những loại kháng sinh dùng mà gây ra loạn khuẩn đường ruột cho trẻ đa phần là kháng sinh loại nặng nên cha mẹ tránh lạm dụng kháng sinh nặng trong điều trị cho con. Bởi khi trẻ bị loạn khuẩn đường ruột thể nặng, có thể bị viêm tiểu kết tràng, có tổn thương thực thế ở ruột kết, hoặc có thể dẫn tới hội chứng lỵ, bị tả do tụ cầu gây ra và thậm chí là bị bệnh viêm ruột ở trẻ sau này do sử dụng nhiều kháng sinh.
Liên quan đến việc điều trị cho ho, viêm đường hô hấp ở trẻ bằng các loại thuốc kháng sinh đến mức lạm dụng của nhiều cha mẹ mà bệnh con không khỏi, PGS.TS. Phạm Quốc Bình- Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam chia sẻ: “Trước tiên cần phải hiểu ho không phải một bệnh mà là triệu chứng của nhiều loại bệnh khác. Bình thường trên vòm họng và trên bề mặt đường khí quản có các chủng vi khuẩn và vi rút sống cộng sinh ở đó, chúng tồn tại với số lượng ít và không gây hại gì cho sức khỏe. Khi gặp điều kiện thuận lợi, thường là do cổ họng bị lạnh đột ngột hoặc khi miễn dịch của cơ thể giảm thấp…các chủng vi rút sinh sôi nhanh và sản sinh ra các độc tố kích thích vào tế bào niêm mạc khí phế quản. Cơ thể phản ứng bằng cách tiết ra chất nhầy và gây phản xạ ho để tống xuất các tác nhân tấn công này ra ngoài. Phản ứng vô vọng này không những không ảnh hưởng gì đến vi rút mà còn gây ra nhiều phiền toái cho bản thân người bệnh. Các kháng sinh cũng không có tác dụng gì trong giai đoạn này. Song chu kỳ phát triển của vi rút chỉ kéo dài khoảng 5 – 7 ngày, nếu không có “yếu tố thuận lợi” cho sự phát triển của chúng như cơ thể nhiễm lạnh, giảm miễn dịch… thì vi rút sẽ tự kết thúc chu trình sống và phản ứng ho tự hết. Nếu ho tiếp tục kéo dài sẽ gây bào mòn niêm mạc khí phế quản và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, khi đó bệnh sẽ trở nên cấp tính và gây viêm phế quản và viêm phổi, giai đoạn này bắt buộc phải dùng kháng sinh”.
Những phương thuốc an toàn cho trẻ
Theo các chuyên gia y tế, để điều trị ho và các bệnh viêm đường hô hấp, ngoài việc vệ sinh và phòng bệnh cho trẻ khoa học theo hướng dẫn của ngành y tế dự phòng, ở nước ta, bên cạnh các thuốc tân dược (các loại thuốc kháng sinh) thì có rất nhiều bài thuốc nam đơn giản với các thảo dược thiên nhiên quý dễ tìm nhưng có khả năng phòng ngừa và điều trị bệnh rất hiệu quả, an toàn cho trẻ và đặc biệt có tác dụng diệt vi rút mạnh như:
Sử dụng Mật ong kết hợp với nhựa dầu Gừng giải quyết các chứng ho do lạnh rất hiệu quả khi ngay lập tức làm ấm cổ, dịu đi các cơn ho, giúp kháng khuẩn và diệt vi rút bám trên niêm mạc đường hô hấp. Ngoài ra, cả gừng và mật ong còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm tăng sức đề kháng trước các tác nhân bên ngoài tấn công. Với người dân vùng cao, một loại thảo dược khác có công dụng và tính năng tương tự như gừng được dùng nhiều để giúp chống lại cái lạnh cắt da, cắt thịt nơi miền sơn cược chính là Thảo quả. Đây là loại cây thuộc họ Gừng, thân thấp, lá bẹ, rễ mọc ngang hơi giống cây riềng nhưng mọc thành búi to hơn. Mùa ra quả vào khoảng tháng 10-12, quả chín vàng được đem về phơi sấy khô, khi dùng đập bỏ vỏ ngoài lấy hạt. Trong thảo quả có chứa tinh dầu, chính tinh dầu và vị cay nóng của thảo quả đã tạo ra tác dụng làm ấm cơ thể. Trẻ nhỏ khi bị ho do lạnh, ho khi chuyển mùa dùng sẽ rất hiệu quả. Hoặc có thể kết hợp 3 dược liệu trên cùng lá Húng chanh (cây thuộc họ Bạc hà, lá có chứa nhiều tinh dầu để tăng tác dụng). Đặc biệt, tinh dầu Tỏi tía có chứa thành phần chính là các chất sun phít trong đó có allicin, một kháng sinh thực vật có khả năng diệt vi rút rất mạnh, nhất là các chủng vi rút cúm. Khả năng chống cúm của Tỏi đã được biết từ xa xưa song gần đây khoa học mới biết các chất sun phít trong dầu tỏi làm nên tác dụng này.
Tất cả các dược liệu trên đều không độc hại rẻ tiền, dễ kiếm, dùng an toàn cho cả trẻ em và người lớn. Thậm chí, để giúp bác bậc cha mẹ sử dụng thuận lợi các dược liệu quý trên, một số đơn vị nghiên cứu khoa học và dược phẩm có uy tín như Viện công nghệ thực phẩm quốc gia, Cty dược Tuệ Linh đã tiên phong nghiên cứu, trích ly thành công được dầu tỏi tía và dầu gừng, dầu thảo quả hoặc kết hợp các vị dược liệu quý trên thành những sản phẩm chữa ho, viêm đường hô hấp hay viêm phổi tiện dụng dưới dạng viên nang như Ezibo Tuệ Linh hoặc dung dịch đóng chai như Dầu Tỏi, Dầu gừng... tiện sử dụng cho người tiêu dùng ngày nay.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.