Theo dõi Báo Hànộimới trên

Chế phẩm sinh học xử lý ô nhiễm hồ nuôi thủy sản

Đan Nhiễm| 18/11/2010 07:43

(HNM) - Từ nguồn phế phẩm của các nhà máy sản xuất mía đường, các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên (Viện KHCN Việt Nam) đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất chế phẩm sinh học đa năng Huđavil- HUD 5 để xử lý môi trường ở các hồ nuôi thủy sản, đặc biệt là hồ nuôi tôm sú, cá tra.

Theo đó, từ các chủng vi sinh vật hữu ích, các nhà khoa học tạo ra các chế phẩm vi sinh và kỹ thuật sản xuất dịch men vi sinh đạt mật độ cao hơn 1 tỉ con/ml, giúp chuyển hóa các chất gây ô nhiễm sang dạng dinh dưỡng hữu ích, không độc hại với con người, vật nuôi và cây trồng. HUD 5 thực chất là một loại phân bón lý tưởng cho cây trồng vùng nhiễm phèn nhiễm mặn, cho vùng sản xuất một vụ lúa, một vụ nuôi tôm cá, tạo sự cân bằng sinh thái cho hồ nuôi với sự có mặt của tôm (cá), tảo, thức ăn thừa, phân của tôm cá.

Việc sử dụng HUD 5 trên đồng ruộng 3 năm liền ở Trà Vinh, Sóc Trăng và Cà Mau cho thấy, tỉ lệ tôm, cá nuôi thành công đạt hơn 90%. Các hộ nuôi mật độ 25 - 30 tôm/m3 cho sản lượng từ 3,5 - 6,5 tấn/ha/vụ, vượt 58,3% so với năng suất của các lô đối chứng. Đến nay, hơn 30 nhà máy, doanh nghiệp đã tiếp nhận thành công công nghệ sản xuất HUD 5 của Viện Hóa học để sản xuất các chế phẩm vi sinh, vi lượng hoạt lực cao cho vùng nhiễm phèn nhiễm mặn ở ĐBSCL.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Chế phẩm sinh học xử lý ô nhiễm hồ nuôi thủy sản

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.