(HNM) - Từ ngày 1-9-2014, Thông tư số 20/2014/TT-BKHCN (Thông tư 20) của Bộ KH&CN chính thức có hiệu lực, trong đó có quy định
- Không phải tới nay mới có quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng. Giai đoạn từ năm 1997 đến 2003, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trước đây (nay là Bộ KH&CN) đã ban hành Quyết định số 2019 và số 491, trong đó quy định các yêu cầu kỹ thuật chung về nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng. Đến giai đoạn 2003-2005, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 46 về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa, bao gồm toàn bộ việc nhập máy móc, thiết bị công nghệ.
Doanh nghiệp sẽ phải lựa chọn khi nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng. Ảnh: Mai Phương |
Còn từ năm 2006 đến nay, việc nhập khẩu máy móc, thiết bị được thực hiện theo Nghị định số 12 quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Thương mại. Vì vậy, máy móc, thiết bị (được hiểu là hàng hóa hữu hình) sẽ được điều chỉnh theo luật này. Nghị định cũng quy định rõ cơ quan giúp Chính phủ thực hiện việc này là Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương). Đặc biệt, trong quá trình xem xét các dự án đầu tư, chúng tôi thấy có rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng hoặc các dây chuyền công nghệ cũ, lạc hậu vào Việt Nam, gây hậu quả xấu. Chính vì vậy, thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ tại khoản 10 Điều 9 Nghị định số 187 quy định chi tiết việc thi hành Luật Thương mại (thay thế cho Nghị định 12 trước đây), Chính phủ đã giao cho Bộ KH&CN ban hành thông tư hướng dẫn việc nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng.
- Có thể thấy công việc này liên quan tới nhiều bộ, ngành khác nhau, như thế thì việc phối hợp giữa các bên trong việc thẩm định máy móc thiết bị đã qua sử dụng sẽ được thực hiện như thế nào, thưa ông?
- Theo phân công của Chính phủ, Bộ KH&CN thống nhất quản lý về mặt công nghệ. Việc giám định chất lượng còn lại của thiết bị so với chất lượng ban đầu được căn cứ theo Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa và theo Nghị định 132 hướng dẫn thi hành luật này. Còn về thời gian đã qua sử dụng (tính từ ngày sản xuất) của thiết bị thì tùy từng lĩnh vực, có thể là 3 năm, 5 năm hay 7 năm và tối đa là 10 năm theo đề xuất của các bộ, ngành.
Ngay khi ký ban hành Thông tư số 20, Bộ KH&CN đã gửi công văn cho tất cả các bộ, ngành liên quan, đề nghị các bên thực hiện ngay việc chỉ định các tổ chức giám định chất lượng. Các tổ chức giám định nước ngoài cũng phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa. Đồng thời, để bảo đảm đáp ứng nhu cầu giám định của các doanh nghiệp, Bộ KH&CN đã giới thiệu 3 trung tâm có thể thực hiện được việc giám định gồm Trung tâm 1, Trung tâm 2 và Trung tâm 3 thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ KH&CN). Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, vẫn chưa có bộ, ngành nào phối hợp với Bộ KH&CN trong việc chỉ định các tổ chức giám định.
- Theo quy định của Thông tư 20, máy móc thiết bị đã qua sử dụng phải đạt chất lượng 80% so với ban đầu và tuổi đời trung bình là 5 năm sử dụng. Quy định trên liệu có phù hợp với các doanh nghiệp FDI thường xuyên phải nhập linh kiện, thiết bị thay thế cho dây chuyền, máy móc có nhu cầu bảo trì, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng?
- Thông thường, vào thời điểm máy móc, thiết bị đến kỳ bảo trì, bảo dưỡng, thay thế thì phụ tùng vẫn được các hãng tiếp tục sản xuất. Ví dụ như máy móc, thiết bị đã sử dụng 7 - 8 năm, khi cần thay thế thì có thể khó tìm phụ tùng sản xuất ở cùng thời điểm máy ra đời, nhưng phụ tùng, linh kiện đặc chủng thì vẫn có. Bởi thế, nhìn chung, quy định về chất lượng còn lại so với ban đầu cũng như số năm sử dụng như vậy là phù hợp. Tuy nhiên, để xử lý một số trường hợp đặc biệt, Thông tư 20 đã có quy định tại khoản 7 Điều 14: Trong trường hợp máy móc, thiết bị, phụ tùng không đáp ứng điều kiện về số năm sử dụng, nhưng đã được thay thế, tân trang, sửa chữa và đáp ứng điều kiện về chất lượng còn lại theo quy định, đáp ứng các yêu cầu về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường thì Bộ KH&CN sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan để xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể.
- Xin cảm ơn ông!
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.