(HNM) - Việc giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được lại đang đặt ra những vấn đề trong tổ chức thực hiện, đáng chú ý là có sự "vênh" nhau trong quy định giữa các bộ, ngành và Chính phủ. Cụ thể là Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT-BTNMT-BNV của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức văn phòng đăng ký (VPĐK) quyền sử dụng đất (QSD) và Tổ chức Phát triển quỹ đất và Nghị định số 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận (GCN) QSD đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất không thống nhất với nội dung Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Trong Thông tư liên tịch số 38/2004 hướng dẫn nhiệm vụ và quyền hạn của VPĐK QSD đất cấp huyện là: Giúp trưởng phòng tài nguyên và môi trường làm đầu mối thực hiện các TTHC về cấp GCN QSD đất trên địa bàn huyện đối với hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn với QSD đất ở, cộng đồng dân cư. Trong Nghị định số 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam, cộng đồng dân cư tại phường nộp hồ sơ và nhận GCN tại VPĐK QSD đất thuộc phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện. Còn trong Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ lại quy định: Cơ chế "một cửa" là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước. Điều này làm cho bộ phận "một cửa" ở cấp huyện gặp khó khăn trong tổ chức thực hiện. Phòng "một cửa" cấp huyện thường phải chia ra 2 "khu": "một cửa" của UBND quận/huyện và "một cửa" của lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Thực tế này còn dẫn đến khó khăn cho cán bộ phụ trách bộ phận "một cửa" trong quản lý vì mỗi "khu" hoạt động theo một chuyên môn riêng.
Có thể khẳng định, việc thực hiện cơ chế "một cửa" đã giảm phiền hà, thời gian, công sức của tổ chức và công dân. Đồng thời, cơ chế "một cửa" đã điều chỉnh một bước về tổ chức bộ máy và đổi mới, cải tiến chế độ làm việc, quan hệ công tác trong cơ quan hành chính nhà nước. Vì vậy, việc giải quyết TTHC theo cơ chế này cần tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, để "một cửa" thực sự có hiệu quả, mang lại sự hài lòng cho cả cơ quan hành chính nhà nước và công dân thì các cơ quan chức năng cần sớm xem xét, tháo gỡ những vướng mắc đang tồn tại.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.