Theo dõi Báo Hànộimới trên

Cần kênh phân phối tập trung

Thùy Linh| 08/11/2013 06:33

(HNM) - Ngày 7-11 tại TP Hồ Chí Minh, hội thảo

Sở Công thương tỉnh Tiền Giang trưng bày hàng hóa của địa phương mình tại hội thảo.



Theo bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công thươngTP Hồ Chí Minh, các tỉnh thành Đông - Tây Nam bộ cung cấp đến 60-70% hàng hóa nông sản cho thị trường TP Hồ Chí Minh, phần còn lại là từ các cơ sở, doanh nghiệp của thành phố và các địa phương khác. Không chỉ tiêu thụ hàng hóa từ địa phương khác, TP Hồ Chí Minh còn là nơi cung cấp các mặt hàng chế biến trong vùng. Nhiều siêu thị tại các tỉnh, như siêu thị Tứ Sơn ở tỉnh An Giang cho biết, 80% hàng hóa trong siêu thị này là đến từ TP Hồ Chí Minh…

Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đồng Nai, Châu Minh Nguyện cho biết, tỉnh này có tổng đàn lợn 1,2 triệu con; gia cầm hơn 10 triệu con cùng nhiều sản phẩm nông sản khác. Tỉnh chỉ tiêu thụ được khoảng 20-30%, phần còn lại chủ yếu tiêu thụ ở TP Hồ Chí Minh và chỉ có một ít đưa ra thị trường phía Bắc. Còn ông Nguyễn Xuân Hồng, Phó Giám đốc Sở Công thương Long An cho biết, trước đây khi còn cung cấp gia súc, gia cầm cho Công ty Vissan thì việc tiêu thụ rất dễ. Sau này, khi Vissan không thu mua nữa thì việc bán của bà con nông dân rất khó khăn, bị thương lái ép giá.

Trước thực trạng này, ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Công ty Vissan cho rằng, để doanh nghiệp có thể kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tốt thì phải cần có một kênh phân phối tập trung. Chẳng hạn, Vissan thu mua lượng hàng hóa rất nhiều nên không thể đi đến từng hộ chăn nuôi để mua được. So sánh với các tỉnh Đồng Nai, Đồng Tháp, ông Mười cho rằng hai tỉnh này đã làm rất chuyên nghiệp và rất tốt khi những đơn vị chăn nuôi lớn đều tập trung về sản lượng. Theo ông Mười nếu Long An cũng làm tốt như Đồng Tháp, Đồng Nai thì việc thu mua của công ty sẽ dễ dàng hơn và cho rằng các sở công thương cần tổ chức và hỗ trợ việc tập trung sản lượng để việc thu mua hàng hóa của bà con nông dân được tốt hơn. Bà Bùi Hạnh Thu, Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op cho biết, trong hai năm 2012-2013 thực hiện việc kết nối Co.opmart đã ký hơn 100 hợp đồng tiêu thụ hàng hóa nông sản với số lượng hơn 26.000 tấn trị giá khoảng 2.600 tỷ đồng. Theo bà Thu, việc hợp tác không chỉ là tiêu thụ hàng hóa mà còn giúp người dân các địa phương này tiếp cận được những sản phẩm độc đáo.

Bà Lê Ngọc Đào nhận xét, công tác kết nối, hình thành liên kết sản xuất - phân phối vẫn còn nhiều khó khăn. Nhiều sản phẩm thế mạnh của địa phương còn đang trong giai đoạn sản xuất thủ công, chưa bảo đảm tiêu chí, quy chuẩn, điều kiện về chất lượng mẫu mã, an toàn vệ sinh thực phẩm của hệ thống phân phối hiện đại; đồng thời các hệ thống phân phối cũng chưa thông tin đầy đủ quy trình, điều kiện tiếp nhận hàng hóa cho các địa phương. Theo bà Đào, những hạn chế trên sẽ được TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phối hợp điều chỉnh trong thời gian tới để chương trình kết nối hiệu quả hơn.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp của TP Hồ Chí Minh đã đầu tư phát triển sản xuất ở các địa phương. Công ty Vissan có 5 dự án chăn nuôi và liên kết chăn nuôi tại 5 tỉnh với tổng vốn khoảng 600 tỷ đồng và tiêu thụ sản phẩm gần 2.400 tỷ đồng/năm. Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn có 7 dự án ở 6 tỉnh tập trung vào chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn, phát triển nguồn nguyên liệu. Tổng Công ty Nông nghiệp cung ứng giống cho 13 tỉnh, thành và đang xây dựng nhà máy chế biến tại tỉnh Long An với tổng vốn đầu tư 192 tỷ đồng. Công ty Ba Huân có 3 dự án liên kết tại Long An, Kiên Giang và Bình Dương, đầu tư con giống, thức ăn và bao tiêu sản phẩm khoảng 500 tỷ đồng/năm. Về hạ tầng phân phối, tính đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh đã đầu tư 64 siêu thị ở các tỉnh thành Đông - Tây Nam bộ. Saigon Co.op triển khai 5 dự án phát triển hệ thống phân phối, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các địa phương này khoảng 700 tỷ đồng mỗi năm…
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cần kênh phân phối tập trung

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.