Theo dõi Báo Hànộimới trên

Cần chế tài kiểm soát năng lực tài chính tổ chức tham gia đấu giá tài sản

Hồ Bách| 23/11/2022 06:50

(HNM) - Trường Đại học Luật Hà Nội vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Đấu giá quyền sử dụng đất, khoảng trống pháp lý và đề xuất giải pháp”.

Dẫn sự kiện đấu giá 4 lô đất ở Thủ Thiêm (thành phố Hồ Chí Minh) được coi là cuộc đấu giá có mức cao nhất trong lịch sử bán đấu giá quyền sử dụng đất, tuy nhiên không lâu sau đó, 2 doanh nghiệp tham gia đấu giá đã bỏ cuộc, chịu mất số tiền cọc hàng trăm tỷ đồng, nhiều ý kiến cho rằng đây là dịp đánh giá hệ thống pháp luật về đấu giá tài sản nói chung và Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Đấu giá tài sản năm 2016… Cụ thể, qua rà soát Luật Đấu giá tài sản năm 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa quy định đầy đủ, chi tiết về việc kiểm soát năng lực tài chính của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đấu giá. Điều này tạo kẽ hở để tổ chức, cá nhân không có đủ năng lực tài chính tham gia đấu giá nhằm thể hiện, đánh bóng thương hiệu hoặc chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm xã hội, hậu quả kinh tế..., dẫn đến tình trạng khi trúng đấu giá cao hơn giá trị thật thì số lượng người trúng đấu giá bỏ cọc chiếm tỷ lệ cao, do không đủ tiền nộp.

Để khắc phục những hạn chế trên, cần bổ sung quy định về điều kiện tổ chức tham gia đấu giá. Sửa đổi, bổ sung quy định về khoản tiền đặt trước của tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá. Theo đó, khoản tiền đặt trước do tổ chức đấu giá và người tham gia đấu giá thỏa thuận nhưng tối thiểu là 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá. Tiền đặt trước cần được gửi vào một tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cần chế tài kiểm soát năng lực tài chính tổ chức tham gia đấu giá tài sản

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.