Theo dõi Báo Hànộimới trên

Cách tân để chạm về nguồn

Thi Thi| 29/06/2012 06:31

(HNM) - Cuộc tọa đàm diễn ra ngày 27-6 vừa mang tính hàn lâm - do một đơn vị chuyên môn là Viện Văn học tổ chức, có sự tham dự của Thường trực Hội đồng LLPB VHNT TƯ, nhưng lại cũng sinh động nhờ phần


BTC cũng khẳng định phân tích thơ ca hiện đại phải qua hiện tượng cụ thể. Và Nguyễn Quang Thiều là một sự lựa chọn. Trong đó, các ý kiến đa dạng thậm chí trái chiều nhau đều được chấp nhận, miễn là có luận giải xác thực.


Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và bìa tập thơ Châu thổ.

Có điểm đáng chú ý trong cuộc tọa đàm: các tham luận đã được chuẩn bị và in sẵn trong tập sách "Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều". Vì vậy, đại biểu chỉ nói ngắn những luận điểm chính của mình. BTC dành nhiều thời gian cho những "bài bình" trực tiếp của các nhà lý luận phê bình văn học, các nhà thơ, nhà văn… Bản ghi âm những bài phát biểu tiếp tục được BTC khai thác, lưu giữ như một nguồn tài liệu thứ hai của hội thảo. Hàm lượng tri thức cũng như ấn tượng lưu lại với người nghe vì thế có phần "đậm đà" hơn.

Theo PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp (Viện Văn học) thì thơ Việt Nam đương đại có nhiều đánh giá khác nhau: "Nền rộng nhưng thiếu đỉnh" hay "thơ đi ngang", rồi "chất lượng và bề thế hơn"… Sự rối trí của người đọc và của giới phê bình không chỉ thể hiện trong những nhận định mang tính khái quát về một giai đoạn văn học mà còn thể hiện trong việc định giá, lý giải những trường hợp cụ thể. Thơ Nguyễn Quang Thiều là một ví dụ và vì phức tạp nên "đến nay thơ Nguyễn Quang Thiều vẫn chẻ đôi dư luận". Một bên nhiệt tình khẳng định Thiều là gương mặt cách tân táo bạo, xác lập hẳn một trường thơ có độ phủ sóng rộng và mạnh; bên kia lại chê Thiều không biết làm thơ, thơ như dịch, nặng Tây nhẹ Đông…

Có thể thấy rõ, hiện tượng thơ Nguyễn Quang Thiều cũng bao hàm những "băn khoăn" của thơ ca Việt Nam đương đại. Sự lựa chọn và cách làm này của Viện Văn học nhận được sự đồng tình của nhiều văn sĩ. Trong đó, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cho rằng: Thơ ca là thể loại "mẹ" của các thể loại văn học khác. Nhà thơ đồng thời phải là nhà tư tưởng. Chọn thơ ca, cũng như chọn thơ Nguyễn Quang Thiều, để tạo một diễn đàn khoa học là một sự lựa chọn đúng. Bên cạnh đó nhà báo, nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa cũng nhận định: Nhìn cả chặng sáng tác, thơ Nguyễn Quang Thiều không phải chỉ là sáng tạo nhất thời, mà như hiện tượng mở đầu cho một xu hướng thi ca mới bằng tư duy hiện đại, trong đó có nhiều gương mặt khác như Lê Vĩnh Tài, Đỗ Doãn Phương… Xu thế đó có thể hay hoặc chưa hay nhưng sự phong phú, đổi mới khiến thi ca phát triển, nó buộc chúng ta phải đi tiếp.

Nhiều đại biểu đã phân tích thơ Nguyễn Quang Thiều góp phần soi tỏ dòng chảy thơ Việt Nam hiện đại. PGS.TS Hồ Thế Hà (Đại học Huế) lý giải hình tượng ám ảnh nhất của hiện thực đi vào trang thơ Nguyễn Quang Thiều chính là làng Chùa - nơi chôn nhau cắt rốn của anh. Một cách khác, nhà phê bình Nguyễn Hòa nói: "Thơ Nguyễn Quang Thiều từ Tổ quốc đi ra thế giới, rồi lại quay về với Tổ quốc với một tâm cảm mới". Nhà thơ Mai Văn Phấn thì nhấn mạnh: "Trong dòng thơ cách tân sau 1975, cách nói tỉnh táo và sắc lạnh là đặc trưng được thể hiện rõ nét, đó cũng là phong cách riêng của Nguyễn Quang Thiều"… Nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình khác xoáy vào lý giải sự cách tân của thơ Thiều, một sự cách tân đến cùng để chạm về nguồn, một sự cách tân "nới rộng không gian cho thơ Việt"…

Cuối cùng, một điều đáng ghi nhận nữa của cuộc tọa đàm khoa học nói trên là nó tạo ra một không gian sinh hoạt văn học lành mạnh, góp phần thúc đẩy các cây bút LLPB "cày xới" nhiệt tình hơn trên cánh đồng văn học.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Cách tân để chạm về nguồn

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.