Theo dõi Báo Hànộimới trên

Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ngộ độc chì

Trúc Linh| 12/05/2012 08:48

(HNM) - Ngày 11-5, Bộ Y tế đã ban hành văn bản hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ngộ độc chì, khẳng định người có thể tiếp xúc với chì qua nhiều nguồn khác nhau, phổ biến nhất là qua các loại thuốc nam dùng để uống, bôi (gọi là thuốc cam, thuốc tưa lưỡi…) có chứa chì.


Khi bị nhiễm độc chì ở mức độ nặng, với trẻ thường có những biểu hiện về bệnh lý não, thay đổi hành vi, co giật, hôn mê, phù gai chi, nôn kéo dài và có biểu hiện thiếu máu, thiếu sắt. Trẻ nhiễm độc chì ở mức độ trung bình có biểu hiện tăng kích thích, ngủ lịm từng lúc, bỏ chơi, quấy khóc kèm cơn đau bụng, nôn từng lúc, chán ăn. Ở mức độ nhẹ thì thường không có triệu chứng. Người lớn bị nhiễm độc chì cũng có dấu hiệu bệnh lý não, xuất hiện cơn đau quặn bụng, nôn, táo bón, đau cơ, thiếu máu, thậm chí mắc bệnh lý thận.

Nhiễm độc chì ở mức độ nặng và trung bình cần nhập viện điều trị. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nhiễm nồng độ chì nặng thì kể cả khi đã được điều trị cũng vẫn có từ 25 đến 30% bị di chứng vĩnh viễn, như chậm phát triển trí tuệ, co giật, mù, liệt. Trẻ nhiễm độc nhưng không có triệu chứng rõ ràng cũng có nguy cơ chậm phát triển trí tuệ, thể chất nên vẫn cần phải điều trị, theo dõi. Đặc biệt, những bà mẹ nhiễm độc chì thì tốt nhất không nên cho con bú.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ngộ độc chì

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.