Theo dõi Báo Hànộimới trên

5 điều mẹ cần nhớ nếu muốn xử lý tận gốc lác sữa ở trẻ sơ sinh

Quốc Trường| 28/10/2019 08:52

Thống kê thực tế cho thấy có đến hơn 90% mẹ bỉm sữa không phân biệt được lác sữa (chàm sữa) ở trẻ sơ sinh với kê sữa và các bệnh viêm da cơ địa khác. Đây là một bệnh lý có tính chất dai dẳng và khả năng tái phát cao, dễ bị nhiễm trùng, bội nhiễm...

Bệnh lý này thường gặp ở trẻ từ 1 tháng tuổi, những triệu chứng đầu tiên của lác sữa là xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti ở hai bên má rồi lan sang cằm, trán. Các mụn nước mau bị vỡ làm da bị rớm dịch và đỏ, khi da bị nhiễm trùng thì sẽ bị sưng đỏ hơn. Bệnh không lây từ trẻ này sang trẻ khác nhưng có xu hướng lây lan nhanh trên cùng một cơ thể.

Thông thường, lác sữa có vẻ như khá dễ để chữa trị, thậm chí có thể tự khỏi. Song theo các chuyên gia da liễu, bệnh chỉ nhanh khỏi đối với những trường hợp nhận biết bệnh sớm, có phương pháp xử lý kịp thời. Trong khi thực tế các bà mẹ thường chủ quan với những dấu hiệu sớm trên da con. Chỉ đến khi bệnh phát triển, lan rộng ra khiến trẻ khó chịu, bỏ bữa, khóc lóc vì ngứa, thường xuyên gãi, cọ mặt vào gối gây vỡ mụn nước... thì mới vội vàng tìm cách chữa trị.

Lác sữa (chàm sữa) có thể lây lan nhanh chóng trên cơ thể trẻ.

TS.BS Nguyễn Như Lan cho biết: “Lác sữa có thể biến mất khi trẻ lớn lên nhưng sau 4 tuổi mà không khỏi thì có thể dẫn đến chàm thể tạng. Muốn trị tận gốc bệnh lý này, mẹ cần bảo đảm chăm sóc con theo các nguyên tắc chuẩn khoa học, kết hợp chặt chẽ nhiều yếu tố để giảm thiểu tổn thương da bé”.

Giữ cơ thể bé luôn khô thoáng

Tránh để cơ thể bé đổ mồ hôi ẩm ướt, giữ cho da bé luôn khô, thay tã lót cho bé ít nhất ba lần mỗi ngày, tránh để lâu gây ẩm ướt (phân và nước tiểu là yếu tố dễ gây kích ứng da), thay quần áo ngay sau khi tắm cho bé.

Tránh chọn khăn mặt, quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da bé; nên cho trẻ mặc những loại quần áo mềm, làm bằng chất liệu bông để tránh vải cọ xát làm tổn thương da.

Không tắm cho trẻ bằng sữa tắm hoặc xà phòng

Mẹ nên sử dụng nước ấm, không dùng sữa tắm hoặc hóa chất có tính tẩy rửa cao gây khô da, tránh vòng luẩn quẩn ngứa - gãi - ngứa rất dễ gây nhiễm khuẩn da. Nếu tắm xà phòng cho trẻ, chỉ dùng các loại sữa tắm như: Cetaphil, Saforell, Physiogel... dịu nhẹ để tránh hiện tượng lác sữa ngày càng nặng do dị ứng với các chất hóa học.

Tránh tắm trẻ bằng sữa tắm, xà phòng.

Giữ trẻ trong nhiệt độ môi trường ổn định

Giữ môi trường xung quanh không quá nóng, quá lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ quá nhanh cũng là một trong những yếu tố giúp phòng tránh hiện tượng lác sữa, môi trường cần thoáng mát, không quá khô (chẳng hạn nếu bé ngủ trong phòng máy lạnh nên để thêm một thau nước to nhằm cải thiện độ ẩm trong phòng).

Quan tâm chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Với trẻ hay bị chàm sữa tái lại nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như: Thực phẩm đóng hộp, trứng, thịt bò, đậu phộng, đồ biển...

Mẹ cho con bú nên hạn chế ăn trứng, mỡ động vật, nội tạng động vật, thực phẩm đóng hộp. Nên bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất... để tăng cường chất lượng sữa, cung cấp nhiều kháng thể cho trẻ từ sữa mẹ sẽ giúp cơ thể của bé ngăn ngừa các tác nhân gây dị ứng tốt hơn.

Chăm sóc da bé bằng kem bôi thảo dược

Để tăng hiệu quả điều trị và giúp bé nhanh khỏi bệnh, các mẹ cũng cần đặc biệt chú ý đến cách chăm sóc da cho bé. Khi chăm sóc bé bị lác sữa, mẹ cần lưu ý bôi kem dưỡng ẩm sau khi tắm cho trẻ để tăng độ ẩm, giúp mềm da. Mẹ nên chọn sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như kem EmBé. Với thành phần là Nano curcumin, cúc la mã, kẽm Oxyd và Vitamin E, kem EmBé sẽ làm dịu đau ngứa nhanh chóng, dưỡng ẩm và ngăn ngừa thâm sẹo da hiệu quả. Sau khi tắm cho bé xong mẹ hãy bôi một lớp kem mỏng để tăng hiệu quả điều trị.

Kem EmBé chiết xuất 100% thảo dược thiên nhiên, chuyên biệt cho chàm sữa.

TS.BS Nguyễn Như Lan - Viện Da liễu trung ương cho biết: “Đây là sản phẩm chuyên biệt hỗ trợ trị lác sữa dành cho trẻ sơ sinh. Với thành phần 100% được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, mang lại hiệu quả nhanh chóng và an toàn, sản phẩm đã đồng hành cùng hàng triệu bà mẹ bỉm sữa trong hành trình chăm sóc con“.

Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý tránh để trẻ gãi vào vết thương khiến vi khuẩn từ tay bé sẽ dễ dàng xâm nhập, gây tác động xấu.

Để được tư vấn thêm về phương pháp hỗ trợ trị lác sữa (chàm sữa) ở trẻ sơ sinh, liên hệ tổng đài 1800.8179 (miễn cước) hoặc truy cập website: kemembe.com

Chịu trách nhiệm về sản phẩm, Công ty CP Dược mỹ phẩm CVI, lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1 - Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 Đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
5 điều mẹ cần nhớ nếu muốn xử lý tận gốc lác sữa ở trẻ sơ sinh

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.