Theo dõi Báo Hànộimới trên

1/4 số tên trên mạng là giả

H.V| 09/09/2010 15:28

(HNMO) - Một báo cáo mới cho biết, hơn 1/4 số người trực tuyến dùng tên giả và hơn 1/5 số người đã từng làm một số việc trực tuyến mà họ cảm thấy hối tiếc.

(HNMO) - Một báo cáo mới cho biết, hơn 1/4 số người trực tuyến dùng tên giả và hơn 1/5 số người đã từng làm một số việc trực tuyến mà họ cảm thấy hối tiếc.

Những ảnh hưởng về mặt tâm lý và hành vi của cuộc sống trực tuyến đã được phác thảo trong một báo cáo của Công ty an ninh mạng Norton.

Báo cáo này cho biết, 2/3 số người dùng web đã từng bị tấn công bởi tội phạm mạng, với thiệt hại và thời gian để giải quyết hậu quả của những vụ tấn công này rất khác biệt trên phạm vi toàn cầu.

Nhưng một lượng lớn những hành vi bất lương trực tuyến là đến từ chính những người trả lời.

17% số người trả lời cuộc điều tra của Norton đã nói dối trực tuyến về tuổi tác hay nơi mình sinh sống, trong khi 9% nối dối về khả năng tài chính hay tình trạng hôn nhân hiện tại và 7% nói dối về vẻ bề ngoài của mình.

Cuộc điều tra mang tên "Báo cáo về tội phạm mạng của Norton: Sự tác động của con người" đã hé mở việc nói các chi tiết không chỉ về tỷ lệ người dùng web bị tấn công bởi tội phạm mạng mà còn về sự chênh lệch giữa các quốc gia cũng như là thiệt hại với mỗi nạn nhân của tội phạm mạng.

Ở Anh, 59% số người trả lời đã từng bị biến thành nạn nhân; ở mức trung bình, những người trả lời bị tấn công bởi tội phạm mạng gần đây nhất đã phải mất tới 25 ngày để giải quyết hậu quả và thiệt hại khoảng 153USD.

Trong khi đó, những người dùng mạng ở Brazil và Ấn Độ mất từ 43-44 ngày để khắc phục hậu quả và chi phí để khắc phục hậ quả cũng rất khác nhau: Ở Brazil là 1408 USD, còn Ấn Độ là 114USD.

Thụy Điển là quốc gia có thời gian khắc phục hậu quả nhanh nhất, với 9 ngày và mất chi phí trung bình khoảng 178USD.
Những kết quả thu được từ cuộc điều tra còn cho biết thái độ của những người trả lời với các vấn đề về đạo đức và hành vi của chính họ.

Nhiều người cảm thấy việc tải các bài nhạc, album hay phim mà không trả tiền là "hợp pháp" (tỷ lệ tương ứng cho từng thể loại theo thứ tự là 17%, 14% và 15%), trong khi 17% số người trả lời coi việc đạo văn là một thực tế chấp nhận được.

Gần 1/3 số người tham gia điều tra đã gửi thư điện tử hoặc đưa ảnh của một người khác lên mạng mà chưa được cho phép và 1/4 số người cho biết đã từng xem lén nhật ký lướt web của người khác. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
1/4 số tên trên mạng là giả

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.