Theo dõi Báo Hànộimới trên

“Vua” chổi chít Nguyễn Chí Xuân

Đỗ Hà| 16/08/2010 07:41

Người dân xã Ngọc Mỹ (Quốc Oai) thường gọi ông Nguyễn Chí Xuân là


Sinh ra ở làng Phú Mỹ có nghề làm nón lá truyền thống, sau khi về nghỉ hưu (năm 1992), ông Nguyễn Chí Xuân bắt tay vào phát triển kinh tế gia đình bằng chính cái nghề của làng. Sản phẩm làm ra không chỉ bán trong nước, ông còn tìm mối xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc tạo thu nhập cao cho lao động. Trong những chuyến đi giao hàng trong nước và sang nước bạn, nhận thấy mặt hàng chổi chít đang được thị trường ưa chuộng, nên từ năm 1999 từ nón lá ông chuyển sang sản xuất chổi chít.

Ông Nguyễn Chí Xuân cho biết: Để nghề đến được với người dân và "đứng vững" trên đất Phú Mỹ, tôi đã phải mày mò học hỏi ở khắp nơi, rồi lặn lội lên các tỉnh Hòa Bình, Sơn La... tìm mua nguyên liệu. Sau một thời gian học cách làm chổi, năm 2002, ông Xuân đã mở xưởng tại nhà và trực tiếp dạy nghề cho lao động địa phương. Thời gian đầu, theo yêu cầu của khách hàng, ông nhận hàng mẫu về làm và hướng dẫn lao động làm theo, khi tay nghề lao động cao, ông tự thiết kế mẫu hàng mới, sản xuất đại trà và xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc, được bạn hàng chấp thuận.

Hiện nay, gia đình ông đang sản xuất và xuất khẩu 15 mặt hàng chổi chít khác nhau như chổi cước, chổi dây vàng, chổi cọc, chổi ni lông ống... Bình quân mỗi năm gia đình ông xuất khẩu 1,5 - 2 triệu chiếc chổi, ngoài ra còn bán ở trong nước hơn 20 nghìn chiếc/năm. Từ sản xuất chổi chít, doanh thu mỗi năm của gia đình ông đạt 8-10 tỷ đồng, thu lãi 400 triệu đồng/năm. Đến nay, ngoài cơ sở sản xuất chính ở xã Ngọc Mỹ, gia đình ông còn mở 22 xưởng sản xuất chổi chít ở huyện Quốc Oai, một số huyện ngoại thành ở Hà Nội và tỉnh Hòa Bình, giải quyết việc làm ổn định cho hơn 500 lao động (chủ yếu là hội viên nông dân) và khoảng 500 lao động mùa vụ với thu nhập bình quân 1 triệu đồng/người/tháng, có lao động đạt 1,5 - 2 triệu đồng/tháng.

Không chỉ làm giàu cho gia đình, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, ông Nguyễn Chí Xuân còn mở nhiều lớp dạy nghề miễn phí cho hàng trăm hội viên nông dân trong và ngoài huyện. Mong muốn lớn nhất của ông là dạy nghề và giải quyết được nhiều hơn nữa việc làm cho lao động nông thôn, đặc biệt là những xã bị thu hồi đất phục vụ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
“Vua” chổi chít Nguyễn Chí Xuân

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.