Khi lên ngôi, vua Minh Mạng đã chủ động ngăn chặn nguồn cung cấp thuốc phiện từ Campuchia cũng như tích cực xử lý hành vi vận chuyển chất ma tuý từ Trung Quốc vào Việt Nam. Cây thuốc phiện, hay còn gọi là cây Anh Túc (L.Papaver Somniferum) được du nhập vào nước ta từ rất sớm. Nó được trồng nhiều ở các vùng núi cao ở một số tỉnh phía Bắc, nơi có đồng bào dân tộc Mông, Thái, Khơ Mú quen sống. Ngày xưa, cây thuốc phiện được coi như “thần dược” để chữa một số bệnh như phong thấp, đường ruột, giảm đau...
Khi lên ngôi, vua Minh Mạng đã chủ động ngăn chặn nguồn cung cấp thuốc phiện từ Campuchia cũng như tích cực xử lý hành vi vận chuyển chất ma tuý từ Trung Quốc vào Việt
Cây thuốc phiện, hay còn gọi là cây Anh Túc (L.Papaver Somniferum) được du nhập vào nước ta từ rất sớm. Nó được trồng nhiều ở các vùng núi cao ở một số tỉnh phía Bắc, nơi có đồng bào dân tộc Mông, Thái, Khơ Mú quen sống. Ngày xưa, cây thuốc phiện được coi như “thần dược” để chữa một số bệnh như phong thấp, đường ruột, giảm đau... Vào năm 1665, nhà nước lúc bấy giờ đã ban hành đạo luật đầu tiên về “Cấm trồng cây thuốc phiện”. Vào đầu thế kỷ XIX xảy ra cuộc “Chiến tranh nha phiến” giữa Trung Quốc và Anh nên tình trạng nghiệt hút không ngừng tăng mạnh. Trước tình trạng ấy, chính quyền nhà Nguyễn đã ban hành luật cũng như các chính sách chống ma túy “lấp nguồn, cạn dòng”. Nhưng khi xâm lược và đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã thực hiện việc hợp pháp hóa việc buôn bán ma tuý và hút thuốc phiện. Do vậy, doanh số thuốc phiện nhập khẩu vào Nam Kỳ hàng năm lên đến 500.000 quan Pháp, chiếm 50% trị giá tổng số hàng hóa nhập khẩu vào Việt Triều đình nhà Nguyễn còn lập Ty thuốc phiện ở miền Bắc và nhượng quyền khai thác cho các thương gia người Hoa để thu một khoản thuế. Do chính sách buông lỏng việc quản lý chất ma tuý như vậy, cho nên 10 năm sau khi vua Minh Mạng qua đời, tệ nạn nghiện thuốc phiện và tội phạm buôn bán thuốc phiện đã phát triển mạnh. Cùng với chính sách dùng thuốc phiện để mê hoặc và nô dịch người dân Đông Dương, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách nguy hiểm, thâm độc “chia để trị” và hình thành hàng loạt ông vua ở vùng Việt Bắc, Tây Bắc Việt Nam, các vùng núi cao Lào: vua Thái Đèo Văn Long với xứ Thái ở Sơn La, Lai Châu, vua Mèo Hoàng A Tưởng ở Lào Cai, vua Mèo Vương Chí Sình ở Đồng Văn, Hà Giang, vua Tubi Lyphong ở Xiêng Khoảng, Lào... Mỗi ông vua này được người Pháp giao toàn quyền cai quản chính quyền và nhân dân trong khu vực tự trị của mình, đồng thời cũng toàn quyền cai quản việc canh tác và thu mua thuốc phiện, như một quan chức người Pháp mô tả ‘thuốc phiện từng là lớp quý tộc ở xứ này, bây giờ thì nó là vua”. Không lực Pháp đã chở thuốc phiện từ Tây Bắc, Việt Bắc về Sài Gòn. Ngay từ phiên họp đầu tiên của Chính phủ Việt Sau đó, với chính sách đại đoàn kết dân tộc, ngay sau Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãmời nhiều chức sắc dân tộc thiểu số tham gia chính quyền mới. Vua Mèo Vương Chí Sình ngày nào đã được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến huyện của tỉnh Hà Giang và là đại biểu Quốc hội khoá I nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tuy nhiên, do điều kiện kháng chiến, cần tập trung vào việc chống Pháp, công tác bài trừ thuốc phiện còn chưa được tiến hành triệt để. Từ 1954, ngay khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục quan tâm đến việc phòng chống thuốc phiện. Sau ngày miền Bắc giải phóng, Nhà nước đã có chủ trương hạn chế trồng cây thuốc phiện. Nhưng từ năm 1965 - 1966 trở đi do nhu cầu dược liệu trong nước, cây thuốc phiện đã được trồng trở lại ở 12 tỉnh, 63 huyện, 643 xã với hơn 268.000 hộ dân. Những tưởng thuốc phiện (vàng đen của người Mèo) sẽ giúp bà con thoát khỏi cảnh khốn cùng. Nhưng từ thứ “Vàng đen” này, đã nảy sinh ra biết bao nhiêu hậu quả: chỉ trong 643 xã trồng cây thuốc phiện đã có tới 30.028 người nghiện hút ma tuý, chiếm 0,24% dân số của 643 xã này. Phần lớn số người nghiện ma tuý trong lứa tuổi lao động từ 30-59, cá biệt có cả trẻ em dưới 10 tuổi cũng nghiện ma tuý. Hầu hết các hộ trồng cây thuốc phiện thuộc diện nghèo đói, 83,3 % đồng bào trồng cây thuốc phiện không có điện. Vùng cao nơi đồng bào trồng cây thuốc phiện là nơi có tỷ lệ đói nghèo cao nhất 40% so với các vùng khác trong cả nước. Để chấm dứt việc trồng cây thuốc phiện, hơn 10 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đặt thành mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội vùng cao, vừa phá bỏ, loại trừ triệt để cây thuốc phiện, vừa tiến hành chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thay thế cây trồng vật nuôi. Vào những ngày xuân Ất Dậu 2005 này đến thăm dinh thự vua Mèo Vương Chí Sình ở Sà Phìn, Đồng Văn, Hà Giang hay thăm dinh thự vua Mèo Hoàng A Tưởng ở thị trấn Bắc Hà, Lào Cai, chuyện về cây thuốc phiện với bà con các dân tộc nơi đây chỉ như những câu chuyện cổ tích xa xưa.
Theo CAND
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.