Trong bối cảnh xã hội phát triển nhanh chóng cùng Cách mạng công nghiệp 4.0 và nhu cầu hội nhập, Việt Nam rất cần lực lượng lao động có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và năng lực xã hội cao, năng động, nhạy bén nhằm thích nghi nhanh với sự phát triển, thay đổi từ hiện thực cuộc sống cùng với xu hướng phát triển xã hội và nhu cầu lao động.
1. Xã hội công nghiệp 4.0 và yêu cầu nguồn lực
Chúng ta đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của xã hội từ khi có máy tính cá nhân và mạng internet ra đời. Cùng với sự phát triển công nghệ là một xã hội biến đổi liên tục, do vậy tính thích nghi và linh hoạt là yêu cầu hàng đầu cho nguồn nhân lực để kịp hội nhập với xã hội và với thế giới.
Bên cạnh đó, yêu cầu ngày càng cao về năng suất cá nhân của các nhà tuyển dụng đòi hỏi các bạn trẻ phải chủ động hơn trong việc tự rèn giũa những kỹ năng xã hội cần thiết để phát huy hiệu quả như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm, kỹ năng tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề.
Gen Z (những người được sinh trong khoảng thời gian từ giữa thập niên 1990 đến những năm đầu thập niên 2010) ngày nay đang phải đối mặt với một thị trường lao động không những yêu cầu năng lực cao, mà còn yêu cầu có tính bền bỉ và vượt khó, có định hướng rõ ràng trong sự nghiệp và cuộc sống.
2. Bối cảnh nguồn lực Việt Nam
Tuy nhiên, với sự non trẻ so với các nước trong khu vực và trên thế giới, giáo dục Việt Nam với mục tiêu tạo ra những sản phẩm giáo dục chất lượng cao cần có thời gian và nguồn lực để từng bước hội nhập và đổi mới. Thêm vào đó, trong kỷ nguyên công nghệ và thời đại bùng nổ thông tin, các bạn trẻ có thể mất phương hướng, giá trị sống và giá trị gia đình bị thử thách, lý tưởng sống cá nhân mơ hồ, thậm chí khủng hoảng.
Sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh xã hội “hậu hiện đại”, nguồn lực lao động trẻ ngày nay đang được cho là “chóng vánh”, “mất kiên nhẫn”, tuy có điểm mạnh là tính sáng tạo cao và học hỏi nhanh.
Lao động trẻ ngày nay thiếu hẳn sự bền bỉ, tính vượt khó và không chịu trách nhiệm trong cuộc sống của chính mình khi bản thân chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng để thích nghi với cuộc sống hiện đại, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tâm sinh lý của bản thân và gia đình trong xã hội đang phát triển.
3. Viện Nghiên cứu phát triển nguồn lực Việt và khát khao nâng tầm nguồn lực Việt hội nhập với thế giới
Viện Nghiên cứu phát triển nguồn lực Việt - IRDM là một tổ chức khoa học và công nghệ, có cơ quan chủ quản là Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và hoạt động trong lĩnh vực y tế, giáo dục và môi trường. Dịch vụ khoa học công nghệ được cấp phép hoạt động bao gồm đào tạo - tư vấn - giới thiệu nguồn lực cùng với nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực hoạt động.
Với khao khát “Nâng tầm nguồn lực Việt 4.0”, Viện Nghiên cứu phát triển nguồn lực Việt - IRDM tập hợp các chuyên gia giáo dục và là nhà quản lý trong các tập đoàn hàng đầu thế giới để cùng nhau thực hiện triết lý giáo dục: “Định hướng giá trị cốt lõi - Thay đổi hành vi - Khai phóng tiềm năng con người”.
Có thể thấy rõ sự tận tâm của giảng viên IRDM trong việc truyền động lực và cảm hứng, “Open heart - Open head - Open Will” để các bạn trẻ thay đổi thái độ, thay đổi hành vi, học tập suốt đời, bên cạnh việc trao đi những kỹ năng làm việc cần thiết, để các bạn vững tin vào đời bằng chính nội lực của chính mình.
Với các khóa học kỹ năng cứng trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm, IRDM không những giúp các bạn mới ra trường có cái nhìn tổng quan về nghề nghiệp bao gồm những yêu cầu của nhà tuyển dụng, các nấc thang phát triển sự nghiệp khác nhau mà còn “tìm ngọc trong cát” để phát triển nhân lực quản lý trẻ và giới thiệu cho các tổ chức trong ngành.
Việc nhân rộng cộng đồng sống lành mạnh và hạnh phúc là vô cùng quan trọng. Với lẽ đó, các khóa học về kỹ năng làm cha mẹ được triển khai cho chính nguồn lực trẻ, góp phần củng cố giá trị gia đình và định hướng vai trò làm phụ huynh theo từng giai đoạn phát triển khác nhau của con trẻ.
Viện Nghiên cứu phát triển nguồn lực Việt - IRDM
Theo dõi chúng tôi tại:
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.