Được giấu kín trong suốt 60 năm qua, những tài liệu này khẳng định rằng các nhà khoa học Đức dưới thời Hitler đã đạt những bước tiến lớn trong việc chế tạo bom nguyên tử. Những tài liệu này cũng hé lộ rằng vào cuối cuộc chiến tranh ở châu Âu, tháng 5-1945, Đức quốc xã đã hoàn toàn mất phương hướng trong cuộc chạy đua chế tạo bom nguyên tử với Mỹ do sức ép từ những chiến thắng của Hồng quân Liên Xô.
Cảnh tàn phá tại thành phố Nagasaki (Nhật Bản) tháng 8/1945
Ngay từ đầu năm 1942, người Đức đã đưa ra vấn đề chế tạo bom nguyên tử. Và ngay khi bị lực lượng đồng minh và Hồng Quân Liên Xô tiến công vào những tháng cuối cùng của cuộc chiến thì các nhà khoa họccủa phát xít Đức đã thực hiện những bước tiến kỹ thuật đáng kể, chỉ đi sau các nhà khoa họccủa Anh và Mỹ một bước mà thôi. Các nhà bác học bị phát xít Đức bắt ép làm công việc này đã xây dựng được một lò phản ứng hạt nhân theo khuôn mẫu được lắp trong một hầm bia bỏ không nằm ở Tây nam nước Đức. Một nhóm các nhà khoa họccủa Đức quốc xã đã gần đạt được một phản ứng dây chuyền, một bước tiến chủ yếu rất quyết định cho một trái bom nguyên tử ra đời.
Tuy nhiên, theo hai nguồn tài liệu tiết lộ trong năm nay, các nhà khoa họccủa Hitler thậm chí đã thử nghiệm cả vũ khí hạt nhân - một thiết bị mà ngày nay được gọi là bom “bẩn” và cũng đã lên kế hoạch cho việc chế tạo tên lửa hạt nhân siêu nhỏ đầu tiên của thế giới. Trả lời phỏng vấn các nhà khoa học, Mark Walker, giáo sư sử học trường đại học “Union” ở Schenectady, New York nói: “Những bước tiến của các nhà khoa họccủa Đức đối với những vũ khí như vậy có thể được so sánh với những gì mà người Mỹ đã làm được vào mùa hè năm 1942. Thậm chí ngay cả trong một năm rưỡi đầy tuyệt vọng cuối cùng của cuộc chiến, một nhóm nhà vật lý đa quốc tịch của phát xít Hitler vẫn miệt mài làm việc trong các lò phản ứng hạt nhân, lên kế hoạch cho phản ứng hạt nhân và địa điểm để cho nổ thử”.
Do có được lời cảnh báo sớm của nhà bác học Albert Einstein cho Tổng thống MỹFranklin D.Roosevelt về mối quan tâm của Đức quốc xã đối với bom nguyên tử, nước Mỹ đã nhanh chóng triển khai dự án Mahattan vào ngày 7-12-1941 - cũng là ngày xảy ra cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng, mở màn cho chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Dự án của phát xít Đức tốn khoảng 30 triệu đôla Mỹ và hàng nghìn nhà khoa học, kỹ sư, một trong số đó có những người Do Thái kiệt xuất.
Sau cuộc chiến tranh, nhà vật lý người Mỹ Samuel Goudsmit đã mở cuộc điều tra về nỗ lực chế tạo hạt nhân của Đức quốc xã. Trong phần tài liệu của ông, phát hành năm 1947, Goudsmit cùng giáo sư Malk Walker cho thấy sự thiếu khả năng của các nhà khoa họcĐức trong việc cập nhật thông tin. Các nhà khoa họcĐức trong thời gian chạy đua này không hề biết gì tới dự án Mahattan. Nhà vật lý phát xít Đức Kurt Diebner, đã nhanh chóng triển khai mô hình lò phản ứng hạt nhân được thử nghiệm vào tháng 2-1945 tại làng Haigerloch, gần Tuebingen. Dự án này cũng đã tạo ra được những phản ứng dây chuyền tự giải phóng năng lượng. Các chuyên gia chế tạo ra thiết bị giống lò phản ứng hạt nhân hiện nay cho biết dạo đó họ chưachế tạo ra được hệ thống chống phóng xạ cho các nhà khoa học. Trong một cuốn sách mang tên “Những quả bom của Hitler” phát hành vào tháng 3-2005, nhà sử học người Đức Rainer Karlsch cho biết nhóm của Diebner đã thử nghiệm một thiết bị hạt nhân vào ngày 4-3-1945, ở Thueringia, Đông Đức, giết hại hàng trăm tù nhân chiến tranh và những người sống trong trại tập trung, những người bị coi là vật thí nghiệm. Karlsch cho biết, thiết bịnày không giống với vũ khí thả xuống thành phố Hi-rô-si-ma. Những gì mà nhà sử học Karlsch đưa ra đều dựa trên những gì ông tận mắt chứng kiến và từ nguồn báo cáo tình báo của quân đội Liên Xô. Giáo sư Walker nói thêm: “Nhiều thông tin tư liệu lưu trữ vẫn đang được tìm kiếm và hiện vẫn đang khai thác nguồn tài liệu từ phía kho hồ sơ khổng lồ của Nga. Những nhà sử học của thế giới đang kỳ vọng vào những phát hiện mới nữa để hoàn tất hồ sơ chếtạo bom nguyên tử của phát xít Đức. Đây là một vấn đề được tiến hành từ 60 năm nay nhưng chưa cho kết quả cuối cùng.
HNM
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.