Sự nhấp nháy thất thường của một ngôi sao đã khiến các nhà thiên văn bán tín bán nghi và dựng lên một loạt các giả thuyết có liên quan đến “siêu cấu trúc ngoài hành tinh”.
Ảnh minh họa. |
Ngôi sao đó có tên gọi KIC 8462852, hoặc Tabby, nằm cách Trái đất 1.500 năm ánh sáng. Tuy nhiên, các quan sát sau này vẫn chưa chứng minh được dấu hiệu của người ngoài hành tinh.
Theo bản nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Đại học Columbia, New York (Mỹ), hiện tượng nhấp nháy và sáng rực bất thường của ngôi sao KIC 8462852 liên quan đến một sự cố va chạm của ngôi sao này với một hành tinh trong khoảng 10 -1000 năm về trước.
Vào khoảng thời gian đó, một hành tinh đã va phải ngôi sao. Năng lượng từ vụ nổ đã kích hoạt năng lượng hạt nhân trong lõi của ngôi sao, khiến cho ngôi sao sáng rõ hơn bao giờ hết. Trong khi đó, những mảnh vỡ vụn từ hành tinh và ngôi sao do lực hút lại tiếp tục xoay xung quanh ngôi sao. Đó là lí do giải thích vì sao từ cuối thế kỷ 19 chúng ta ghi nhận có sự nhấp nháy bất thường từ phía ngôi sao.
KIC 8462852 sáng hơn, nóng hơn và lớn hơn gấp nhiều lần Mặt trời. Dưới sự quan sát của kính viễn vọng không gian Kepler của NASA vào năm 2009, dao động ánh sáng mới phát hiện tại KIC 8462852 rất kỳ lạ.
Thông thường việc sáng tối xuất phát từ những ngôi sao xuất hiện theo chu kỳ, nhiều khả năng đó là dấu hiệu của một vệ tinh xoay xung quanh.
Tuy nhiên, những dao động tối ở KIC 8462852 không theo chu kỳ của vệ tinh, giống như có một vật nào đó đã chắn ở giữa. Theo ghi nhận của các nhà khoa học, ánh sáng từ ngôi sao này có thời điểm giảm tới 15 đến 22% - một hiện tượng rất kỳ lạ và khó lý giải.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.