ất khả kháng".
Một hành vi của cá nhân nhưng đại diện cho một thói hư của xã hội, làm xấu hổ bao người mỗi khi họ phải cưỡng bức nhìn thấy, và điển hình cho một sự vô ý thức, trơ trẽn trong một xã hội đang cố gắng hướng tới sự văn minh, lịch thiệp.
Với Hà Nội, một đô thị lớn đang trên đà phát triển nhanh, dân số ngày càng có xu hướng gia tăng và đa dạng thành phần. Đây sẽ là một thách thức lớn trong việc xây dựng một nếp sống văn minh. Từ năm 2014, Hà Nội chọn làm “Năm trật tự và văn minh đô thị” với quyết tâm xử lý các vấn đề về trật tự đô thị, giải quyết tình trạng chiếm dụng vỉa hè lòng đường, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, loại bỏ những hành vi kém văn hoá ngay trong khu vực nội đô… vốn có thể làm ảnh hưởng tới hình ảnh một Thủ đô văn minh, thanh lịch.
Hànộimới Online rất mong sẽ nhận được những bài viết, ý kiến đóng góp của quý độc giả, các nhà nghiên cứu văn hoá, nhà quản lý chuyên môn... xung quanh vấn đề này. Các bài viết, ý kiến xin gửi về địa chỉ email hnmdientu@gmail.com hoặc có thể comment trực tiếp dưới mỗi bài viết liên quan. |
Năm 2016, Hà Nội tiếp tục duy trì "Năm trật tự và văn minh đô thị”... Nhưng để Hà Nội xứng đáng là Thủ đô thanh lịch, đạt được mục tiêu văn minh và trật tự, trách nhiệm đó không chỉ của chính quyền, mà còn cần cả sự tự ý thức của mỗi cá nhân, mỗi người đang sinh sống hoặc dù là chỉ đặt chân đến mảnh đất Thủ đô. Hà Nội đã có Luật Thủ đô có hiệu lực từ ngày 1/7/2013, trong đó ghi rõ: “Người dân Thủ đô có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tích cực tham gia xây dựng chính quyền, nếp sống văn minh, thanh lịch, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô”.
Với chủ đề này, từ hôm nay 2/3, Hànộimới Online khởi đăng loạt bài, ảnh, video... với mong muốn phản ánh phần nào thực trạng nói trên, từ đó cùng với độc giả, các nhà văn hoá, nhà quản lý tìm ra những giải pháp có thể góp phần giải quyết, tiến dần đến xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị...
Mở đầu cho loạt bài này, Hànộimới Online gửi đến bạn đọc những hình ảnh "chẳng đẹp đẽ gì" vốn dĩ người ta phải giấu đi thì một số người lại muốn phô ra trên những con phố đông người qua lại, ngay những hàng cây, bờ rào…
|
Anh tài xế taxi này mở cửa xe phi thẳng đến "bãi đáp" ở trên phố Phùng Hưng, đoạn giao với phố Đường Thành. |
| Người đàn ông tóc đã bạc này đang mải "ngắm công viên" |
|
|
Một hành khách vừa xuống khỏi xe buýt đã lao sang ngay "bãi xả hàng" bên kia đường và xả thằng vào "Con đường gốm sứ". Ảnh chụp tại đối diện Trạm trung chuyển xe buýt Long Biên chiều tối 1-3. |
|
Khu vực này có vẻ là điểm xả quen thuộc khi mà chỉ một lúc sau một người lái xe ôm lại "ngắm nhìn" Con đường gốm sứ. |
|
Thanh niên này đi ra từ một quán bia. Trong lúc đang loay hoay lấy xe máy thì hình như thấy muốn xả nên để xe lại và " xả sung sướng" vào bức tường. |
|
Đây dường như là một điểm đến quen thuộc của nhiều người. Một người chạy xe xích-lô tạt xe vào lề đường, chạy tới điểm xả và xả vào bức tường "tội nghiệp". |
|
Một người lái xe ôm thì lại chọn một điểm xả ở ngay gốc đa gần bức tường. |
|
Một người ăn mặc lịch sự cũng chọn góc này là điểm xả hàng sau khi uống bia tới tầm. |
|
Nhà vệ sinh công cộng vẫn sáng đèn, sạch sẽ và vẫn có người tìm đến. Nhưng nhiều người lại vẫn thích "tè đường". |
|
Đường Phùng Hưng, đoạn gần vườn hoa Hàng Đậu, cũng là điểm "xả hàng" quen thuộc |
|
Thậm chí người ta cũng chẳng tha cổng trường đại học. Ảnh chụp trên đường Lê Thánh Tông lúc hơn 22h ngày 1-3 |