(HNMO) - Các nhà khoa học đã chứng minh rằng để học tập tốt và cải thiện được trí nhớ thì trẻ em nên có giấc ngủ trưa đảm bảo cho sự tăng cường sức mạnh của não.
Thử nghiệm trên 216 trẻ sơ sinh đến 12 tháng tuổi cho thấy rằng các bé không thể nào nhớ được những việc cần làm ngay sau khi tỉnh dậy nếu chúng không có được một giấc ngủ trưa dài.
Một nhóm nghiên cứu của Đại học Sheffield đưa ra ý kiến: Khoảng thời gian tốt nhất để học hỏi là trước lúc đi ngủ và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc sách đối với khoảng thời gian này.
Các chuyên gia về lĩnh vực này cho hay giấc ngủ có lẽ là quan trọng nhất trong những năm tháng đầu đời so với các giai đoạn phát triển khác của lứa tuổi. Mọi người thường dành nhiều thời gian hơn cho việc ngủ giống như những đứa trẻ hơn bất kì thời điểm nào khác trong cuộc sống của họ.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại Đại học Sheffield và Ruhr Bochum (Đức) chỉ ra rằng: “Chỉ một số ít người là biết đến vai trò của giấc ngủ trưa trong những năm tháng đầu tiên của cuộc đời”.
“Việc học - việc ngủ và sự xoay vòng”
Các nhà khoa học đã thực hiện việc nghiên cứu của mình với các bé ở độ tuổi từ 6 đến 12 tháng bằng việc chơi với con rối bằng tay.
Một nửa số trẻ sơ sinh ngủ trưa trong suốt 4 tiếng đồng hồ, trong khi số khác lại không ngủ hoặc chỉ có giấc ngủ dưới 30 phút. Đến ngày hôm sau, những đứa trẻ sẽ được khuyến khích lặp lại những gì chúng đã được dạy từ hôm trước.
Tiến sĩ Jane Herbert thực hiện nghiên cứu. |
Các kết quả được công bố từ Giáo trình của Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia cho thấy “ngủ như một đứa trẻ” là rất quan trọng cho việc học.
Trung bình thường một nửa số nhiệm vụ có thể được lặp lại sau khi đã có một giấc ngủ trưa đảm bảo. Mặt khác, sẽ không có một nhiệm vụ nào được lặp lại sau đó nếu chỉ dành một chút thời gian cho việc ngủ.
BBC News dẫn lời Tiến sĩ Jane Herbert, thuộc Khoa Tâm lí, Đại học Sheffield cho biết: “Những trẻ em có giấc ngủ trưa sau khi học tập có thể thu nạp được kiến thức tốt hơn và những người không ngủ sẽ chẳng học tập được chút gì”.
Bà Jane cũng cho hay có những giả định cho rằng “tỉnh táo là tốt nhất” cho việc học tập, nhưng thực sự để đầu óc được minh mẫn, tiếp thu học hỏi tốt nhất thì ngủ trưa lại là vấn đề quan trọng nhất. Bên cạnh đó cũng cho thấy rằng “giá trị” của việc đọc sách cho trẻ em trước khi đi ngủ quan trọng ra sao.
Tiến sĩ Herbert cũng nói thêm: “Các bậc cha mẹ đã nhận được vô số lời khuyên nói rằng giấc ngủ trưa cho trẻ phải được cố định, nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng giấc ngủ cho bé có thể linh hoạt và sự linh hoạt này đem lại nhiều ích lợi. Cha mẹ biết được điều đó nhưng họ chưa biết được cách thức hành động ra sao”.
“Những giấc mơ ngọt ngào”
Một nghiên cứu vào năm ngoái đã phát hiện ra các cơ chế của việc ghi nhớ trong lúc ngủ. Nó chỉ ra quá trình hoạt động của sự kết nối mới giữa các tế bào não.
Giáo sư Derk-Jan Dijk, nhà nghiên cứu về giấc ngủ thuộc Đại học Surrrey cho biết: “Có thể thấy rằng giấc ngủ quan trọng hơn ở một vài lứa tuổi nhất định, tuy nhiên nó vẫn cần phải được nghiên cứu kĩ lưỡng”. Ông cho hay những đứa trẻ cần đảm bảo đủ giấc ngủ trưa để thúc đẩy viêc học tập, nhưng quá tập trung vào việc học trước khi đi ngủ có thể không phải là cách tốt nhất.
Ngủ và để ghi nhớ những kí ức có lợi ích rất quan trọng. Đó là hai thứ đi liền trong những năm cuối cuộc đời của bạn, đặc biệt là với các rối loạn thoái hóa thần kinh tiềm ẩn như bệnh mất trí nhớ. Người ta cho rằng, bảo đảm tốt giấc ngủ sẽ làm chậm quá trình thoái hóa chức năng bộ nhớ.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.