Sưu tầm tem thư, tiền giấy thì đã có nhiều người chơi, nhưng mở riêng trang web trên mạng (http://tranvuongviet.net) để thỏa thú chơi của mình thì ở Việt Nam có lẽ chỉ có một. Đó là anh Trần Vương Việt, Chủ nhiệm CLB Tem Hữu Nghị, nhà ở số 27 ngõ 58, phố Triều Khúc, Thanh Xuân - Hà Nội.
|
Sưu tầm tem thư, tiền giấy thì đã có nhiều người chơi, nhưng mở riêng trang web trên mạng (
http://tranvuongviet.net) để thỏa thú chơi của mình thì ở Việt Nam có lẽ chỉ có một. Đó là anh Trần Vương Việt, Chủ nhiệm CLB Tem Hữu Nghị, nhà ở số 27 ngõ 58, phố Triều Khúc, Thanh Xuân - Hà Nội.
. Phóng viên: Nguyên nhân nào anh đến với thú sưu tập tem thư, tiền cổ?- Anh Trần Vương Việt: Khi tôi học lớp 6, tôi cóp nhặt tem bằng việc đi xin và dành tiền ăn quà để mua tem ở hiệu sách. Số tem có lúc đã được gần 500 tem và tôi dùng cơm nếp, bánh chưng dán hết chúng vào 2 quyển sổ. Đây là một kỷ niệm đau lòng đối với tôi vì tôi đã làm hỏng hết chúng. Sau khi học hết cấp 3, tôi bắt đầu chơi lại và chơi liên tục mang tính chuyên nghiệp vì lúc này tôi cũng ít nhiều có được kiến thức học hỏi từ những người sưu tập tem lớn tuổi. Thời gian sưu tập tem, tiền của tôi có thể nói là có sự đứt đoạn, ngừng chơi một số năm. Nhưng từ năm 1997 đến nay việc sưu tập của tôi thuận lợi và mang tính liên tục.
Chắc ông La Dung Lâm còn kém tôi
. Anh có thể giới thiệu vài nét về các bộ sưu tập của anh?- Tôi sưu tập rất nhiều thứ. Có thể kể một số loại hình sưu tập tiêu biểu của tôi: Đối với tem: Tôi chơi tem bưu chính theo danh mục chuẩn hai nước Liên Xô và Tiệp Khắc. Đây là lối sưu tập “truyền thống” nên cần đầu tư nhiều tiền và thời gian. Đây cũng là điều tôi tự hào vì hội viên Hội Tem Hà Nội không ai sưu tập tem hai nước này theo danh mục như tôi. Tôi chơi là để tìm niềm vui “hoài niệm” ở hai nước XHCN đã một thời quen thuộc, gắn bó với nhân dân Việt Nam chúng ta.
. Tem Bưu chính Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam: Chơi truyền thống theo danh mục, cộng thêm một số phong bì kỷ niệm, phong bì thực gửi, tem dị bản, nên có chất lượng cao trội hẳn so với những ai chỉ sưu tập đủ 100% mẫu tem theo danh mục.
. Hình ảnh Lênin trên tem bưu chính Liên Xô từ năm 1960 đến 1990 kết hợp với khá nhiều phong bì ngày phát hành đầu tiên (FDC - first day cover), bì thư thực gửi nên bộ triển lãm này cũng khá độc đáo.
. Phong bì thư Liên Xô in sẵn tem theo mẫu năm 1982: Đây là bộ triển lãm độc đáo bởi 189 mẫu bì thư in sẵn tem của Liên Xô theo riêng mẫu năm 1982. Riêng mảng “Phong bì thư Liên Xô in sẵn tem” (tem in sẵn trên phong bì) tôi có gần 500 mẫu và tôi rất tự hào vì chúng bởi: Nếu nói về sưu tập tem Liên Xô so với TPHCM thì tôi kém nhiều người: ông La Dung Lâm (người Việt gốc Hoa) đứng hàng đầu Việt Nam về sưu tập tem Liên Xô. Tuy vậy, “Phong bì thư Liên Xô in sẵn tem” thì chắc ông La Dung Lâm kém tôi.
. Tìm hiểu thế giới loài thú: Đây là bộ triển lãm 100% là các maxima (bưu thiếp cực đại). Để làm được một bộ triển lãm loại này rất khó bởi đầu tư lớn, kiến thức rộng. Hà Nội mới có tôi và l hội viên Hội Tem Hà Nội có được bộ triển lãm các maxima mà thôi!
Rất tâm đắc và tự hào với bộ sưu tập “độc đáo”
.
Trong các bộ sưu tập, anh thích loại nào nhất, vì sao?
- Tuy vậy, mấy bộ triển lãm tem đó chỉ là đồ tôi chơi đóng góp với phong trào, mang tính giao lưu học hỏi. Tôi rất tâm đắc và tự hào với bộ sưu tập “độc đáo” sau: "Chữ ký và con dấu lưu niệm của một số người có công trong sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Bưu điện Việt Nam". Đây là bộ sưu tập tôi chơi riêng cho tôi không mang triển lãm hay trưng bày được trừ khi tôi bỏ tiền túi ra làm triển lãm cá nhân!
Thành phần xin “chữ ký và con dấu” rất rộng: Từ Tổng cục trưởng Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông cho tới... Chủ tịch Công đoàn Bưu điện huyện (quan chức cấp thấp nhất... có “con dấu tròn” đóng trên giấy tờ công vụ). Rất may là các “lãnh đạo cấp cao” tôi đều xin được “chữ ký và con dấu”. Bây giờ đã tới gần l.000 quan chức ngành bưu điện cho tôi “chữ ký và con dấu lưu niệm” và trong tương lai chắc sẽ có tới 1.500 chữ ký!
Với bộ sưu tập "Chữ ký và con dấu lưu niệm của một số người có công trong sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Bưu điện Việt Nam" này tôi thực sự tự hào.
Tiền giấy "đa sinh": Lỗi của lịch sử!
. Được biết, anh cũng là một nhà sưu tập tiền có hạng ở Hà Nội?- Đối với tiền giấy Việt Nam, tôi hiện sưu tập được gần 400 mẫu tiền giấy Việt Nam lưu hành qua các thời kỳ. Tôi là một trong 5 nhà sưu tập tiền giấy Việt Nam có chất lượng ở Hà Nội. Kết quả sưu tập này cũng khó có điều kiện trưng bày, triển lãm khi mà Hà Nội chưa có CLB sưu tập tiền (Việt Nam có Hội Tem từ năm 1960 nhưng hiện vẫn chưa có Hội Tiền!).
Tuy vậy, với những mẫu tiền giấy Việt Nam lưu hành qua các thời kỳ mà tôi đã có được thì không có gì là đặc sắc cho lắm bởi nhiều nhà sưu tập tiền đều có. Nhưng tôi có 2 phần tách riêng để chơi mà tôi tâm đắc: “Chữ ký bằng bút mực trên mẫu tiền giấy Đông Dương “Một trăm đồng vàng” (phát hành năm 1942)”: Hiện tôi có 37 chữ ký bằng bút mực khác nhau trên 37 tờ tiền. Thời đấy có “sự rắc rối” là khi đưa tiền ra lưu hành trên mỗi tờ tiền phải có 3 chữ ký của người có trách nhiệm (2 chữ ký in sẵn, 1 chữ ký bằng bút mực ký sau).
- “Tiền giấy Việt Nam “đa sinh” (sinh đôi, sinh ba,... sinh bảy,...)”: Hiện tôi có 8 mẫu tiền của cả Đông Dương và VNDCCH. Trong đó, 3 mẫu tiền giấy VNDCCH có hình in chìm “công nghệ cao” nhất lúc bấy giờ để chống làm tiền giả. Tổng số tiền “đa sinh” tôi có gần 150 tờ. Gọi là “đa sinh” vì tiền bị in trùng seri. Đây là tiền thật 100% và lỗi là do “lịch sử” để lại, được một số nhà sưu tập tiền tìm kiếm.
. Còn tiền kim loại, hình như đang ít dần?- Đối với tiền kim loại, tôi sưu tập tiền còn nguyên theo hũ, vại. Chính xác hơn là sưu tập hũ tiền, vại tiền, tảng tiền kim loại lỗ vuông. Hiện nay tôi đã có một số hũ, vại (bị đập vỡ toang một góc để người xem trông thấy tiền bên trong hoặc đã bị đập tan hết cả hũ chỉ còn trơ lại tảng tiền): Hũ tiền “Trị Bình Thông Bảo”: nặng gần 11 kg, do hũ có nắp đậy nên tiền được bảo quản khá tốt, do để lâu hàng trăm năm cộng hơi ẩm nên tiền dính kết thành một khối. Đây là hũ tiền được dân chơi đánh giá “đẹp”; vại tiền “Khánh Nguyên Thông Bảo”: nặng gần 8 kg. Do nắp đậy bị hỏng vỡ nên nước và đất trôi ngấm vào tiền, nay dính thành một cục còn nguyên trong vại...
. Còn tiền kim loại, hình như đang ít dần?- Hiện nay, tôi đang tiếp tục săn lùng loại sưu tập tiền cổ theo từng hũ, vại, tảng. Đây là kiểu chơi rất khó, có tiền không dễ mua được. Người đào được hũ, vại tiền thường đập rời cả tiền ra luôn để... tìm đồ giá trị: vàng, bạc, tiền quý hiếm. Chắc anh cũng đã biết ở Hà Tĩnh gần đây người ta đào được hơn 3 tấn tiền kim loại cổ... nhưng họ đập rời tiền ra hết! Trời, còn nguyên trong hũ thì... giá của nó rất lớn. Nay tiền rời ra như vậy bán rẻ theo ký cũng khó có người mua!
.
Dự định, ước mơ sắp tới của anh? - Sớm có được 10 hũ, vại, tảng tiền kim loại lỗ vuông!
Theo NLĐ