Theo dõi Báo Hànộimới trên

Tìm hiểu về chọc dò ối khi mang thai

Theo M&B| 09/04/2012 10:26

Một độc giả tâm sự: ‘Tôi 35 tuổi và đang mang thai con đầu lòng. Bác sĩ có đề nghị tôi nên tiến hành chọc dò ối. Tôi thấy sợ và bối rối về chuyện này?’.


Chọc ối là một xét nghiệm được tiến hành trong đầu tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ (thường giữa tuần 16 và tuần 18). Một cây kim chuyên dụng xuyên qua bụng bầu (kết hợp với siêu âm) để rút ra khoảng 30cc nước ối. Sau đó, mẫu nước ối có chứa các tế bào của thai nhi sẽ được đem đi phân tích.
Người mẹ có thể thấy chút khó chịu, đau ít nhưng thường không đáng lo ngại nhiều.

Trường hợp nên chọc dò ối

Những phụ nữ mang thai trong trường hợp dưới đây thì nên được tiến hành chọc dò ối:
- 35 tuổi trở lên tính tới thời điểm chuyển dạ (bất thường nhiễm sắc thể sẽ tăng lên theo tuổi của người mẹ).
- Tiền sử có thai hoặc sinh con khuyết tật.
- Có người trong gia đình bị dị tật bẩm sinh.
- Kết quả siêu âm hoặc có xét nghiệm di truyền bất thường kể từ khi mang thai.

Lợi ích của chọc ối
Kết quả chọc dò ối sẽ tính toán được nguy cơ khuyết tật ở bào thai, chẳng hạn bất thường ở nhiễm sắc thể như hội chứng Down. Tuy vậy, chọc dò ối không thể biết được kết quả khiếm khuyết ở hình thể, chẳng hạn, cấu trúc bất thường như hở hàm ếch.
Nếu kết quả chọc dò ối là bất thường, cha mẹ có thể trao đổi với bác sĩ trước khi đưa ra những quyết định cuối cùng, như bỏ thai hay giữ lại.

Những rủi ro của chọc dò ối

Về cơ bản, nguy cơ lớn nhất của chọc dò ối là sảy thai. Tỷ lệ này theo thống kê, có thể là 1/200, nghĩa là cứ 200 người mẹ thì có một người khi chọc dò ối sẽ bị rò rỉ nước ối mà không ngưng được hoặc bị nhiễm trùng và mất thai (có thể là một thai nhi bình thường). Với thai đôi và đa thai thì một bào thai có thể bị mất trong quá trình chọc dò ối, trong khi những bào thi còn lại vẫn phát triển tốt.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tìm hiểu về chọc dò ối khi mang thai

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.