(HNMO) - Tình yêu giữa một câu bé 12 tuổi và một cô gái 20 tuổi thật khó chấp nhận. Thế nhưng ngòi bút của Labro đã xoay chuyển điều phi thực tế trở nên đáng tin cậy và gây cảm xúc mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Cuốn tiểu thuyết “Franz và Clara” mang đến sự thú vị cho độc giả về sự kỳ diệu của cuộc sống mà chỉ tình yêu mới làm được.
Nơi công viên, Franz ngắm nhìn Clara từ xa, bằng chính nỗi cô đơn và sầu não của riêng mình. Để rồi cậu bé trong bộ đồng phục xanh lơ ấy đến thật gần cuộc đời cô. Sau khi mất cha và bị cú vấp đầu đời trong tình yêu, Clara đã để cho nỗi cô đơn ngập tràn tim óc mình. Cô chỉ còn thấy niềm tuyệt vọng vun đầy sau mỗi buổi tập đàn mệt mỏi và chấp nhận trở thành một nhạc công violon bình thường, như bất kỳ nhạc công nào trong dàn nhạc.
Franz, trong thân hình một đứa nhóc, đã giành lại niềm tin và sức sống cho Clara. Hình ảnh của Franz có lúc tưởng mờ nhạt trong cô, nhưng lại vô tình tiếp cho cô nguồn sống để đi tiếp với đam mê của mình. Mười năm sau, cô vẫn nghĩ mình không thể nào yêu Franz, nhưng chính cô lại không thể điều khiển được xúc cảm vô hình khiến cô lỗi phím đàn trong đoạn biến tấu thứ ba tại buổi hòa nhạc ở
Labro đã thuyết phục độc giả bằng văn phong nhẹ nhàng, tươi tắn, nhưng thoáng buồn man mác, cái buồn đôi khi khiến ta say sưa. Ông cũng làm ta bất ngờ với cái cách mà Franz đã làm Clara bật cười, trong đó có cái rắn rỏi của sự trưởng thành và cả cái ngờ nghệch của cậu bé 12 tuổi.
Viết tiểu thuyết, làm báo, làm phim, viết bài hát, hiện tại Philippe Labro còn giữ chức phó chủ tịch kênh truyền hình Direct 8, song ông vẫn tìm được thời gian dành cho việc viết sách, thậm chí xuất bản sách mới rất đều. Các tác phẩm của ông thu hút một số lượng lớn độc giả nhờ tính giản dị chân thực và cảm động.
Philippe Labro sinh ngày 27-8- 1936 tại Montauban, một làng nhỏ thuộc miền Tây
Tuy nhiên thời gian gần đây, hai cuốn sách mới nhất của ông là Franz et Clara (2006) và Les gens (2009) không còn là tự truyện nữa và điều này đã gây bất ngờ cũng như thích thú cho không ít độc giả. Ông cho rằng không nên tự hạn chế mình trong một thể loại nào đó.
Dù tuổi đã cao, Philippe Labro vẫn miệt mài làm việc. Ông nói rằng, từ “nghỉ hưu” không hợp với ông chút nào, bởi vì ông cảm thấy mình vẫn cần phải làm việc, cần cho bộ não được hoạt động, cọ sát với những bộ não khác và để cho mình không bị lạc hậu trong cuộc đời này.
Sách do Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.