Theo dõi Báo Hànộimới trên

Tiếp tục nghiên cứu về “lúa cổ Thành Dền”

Đan Nhiễm| 30/08/2010 07:27

(HNM) - Đây là quan điểm của PGS-TS Lâm Thị Mỹ Dung (ĐH KHXH&NV - ĐH Quốc gia Hà Nội), người chủ trì khai quật di chỉ Thành Dền (huyện Mê Linh, Hà Nội) trước thông tin về các cây lúa trồng từ những hạt thóc tìm thấy ở Thành Dền được cho là giống lúa Khang Dân.

Các nhà khảo cổ đang xem xét các hiện vật tìm được tại Thành Dền.


"Không chỉ mong muốn mà tôi cho rằng cần phải thực hiện các nghiên cứu sâu hơn, hệ thống hơn về hiện tượng thóc khảo cổ này. Chúng tôi sẽ theo đuổi đề tài này (dù biết sẽ có rất nhiều khó khăn về tinh thần và vật chất) cho đến khi có những chứng cứ khoa học xác đáng về tính cổ hay tính không cổ của những hạt thóc lấy từ tầng văn hóa Đồng Đậu, niên đại cách ngày nay khoảng 3000-3500 năm nảy mầm!" - PGS-TS Lâm Thị Mỹ Dung nhấn mạnh.

Trước đó, TS Phạm Xuân Hội (Viện Di truyền nông nghiệp), người trực tiếp theo dõi lúa cổ Thành Dền cho biết, hai đợt trồng đối chứng lúa cổ thu được từ cuộc khai quật là 10 cây, trong đó có 1 cây hạt lép. Đến thời điểm này 9 cây lúa đều sinh trưởng, phát triển bình thường và đang chín. Nếu xét về mặt hình thái, các nhà khoa học sẽ nhận định "lúa cổ" là lúa Khang Dân hiện đại, một giống lúa có nguồn gốc từ Trung Quốc, cho năng suất tương đối cao và hiện đang được nông dân nước ta gieo cấy khá phổ biến. Khoảng 15-20 ngày nữa, cả 9 cây lúa sẽ cho thu hoạch.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Tiếp tục nghiên cứu về “lúa cổ Thành Dền”

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.