Theo dõi Báo Hànộimới trên

Thơ làng Chùa: Nét đẹp nơi thôn quê

ANHTHU| 24/03/2007 08:18

(HNM) - Đang lo không biết đi về hướng nào để tới làng Chùa, bỗng nghe một  giọng ngâm thơ trầm ấm vang lên từ phía xa. Tôi cứ  theo tiếng ngâm ấy đi về phía sân đình.

(HNM) - Đang lo không biết đi về hướng nào để tới làng Chùa, bỗng nghe mộtgiọng ngâm thơ trầm ấm vang lên từ phía xa. Tôi cứtheo tiếng ngâm ấy đi về phía sân đình. Tới nơi, tôi được chứng kiến cảnh tượng có một không hai, cả làng, già trẻ, trai gái ngồi xếp bằng chăm chú nghe như muốn nuốt chửng từng câu, từng chữ của người ngâm. Xung quanh là những gánh rau, gánh cỏ chưa kịp đem về .

Làm thơ để giữ đức ở đời

Tôi rón rén ngồi xuống,cậu bé chừng 7-8 tuổibên cạnh ngước lênchào rất lễ phép. Không còn thấy nỗi lo toan, vất vả của cuộc sống mà chỉ có những dòng cảm xúc của thơ ca hiển hiện trên khuôn mặt mỗi người.

Khimột cụ già tuổi gần 80 bước lên bục ngâm thơ, tất thảy ai nấy đều vỗ tay. Cậu bé lúc nãy nhanh nhảu giải thích: “Đó là ông Tế”. Ông là cây đại thụ về thơ trào phúng của làng, thơ của ông rất thâm túy, ai cũng mê:

Dạy con không dạy bằng lời.

Bà dùng roi đánh tơi bời

Chửi con, bới cả ông cha.

Con hư hay chính cả bà cũng hư ?

Nghe xong những vần thơ ấy, tôi hiểu tại sao ông lại nhận được nhiều sự kính nể của người dân làng Chùa đến thế. Trong tình yêu, vần thơ của ông rất đằm thắm và tha thiết: Ngày nào anh đến đan nong/Gặp em cuốc đất bên đồng tơ dâu/Lạ lùng ai biết ai đâu/Nhìn nhau lòng đã ra màu tơ vương. Để khuyên bảo con cháu tránh xa tệ nạn xã hội, ôngkhông dạy bằng lời màdùng thơ để khuyên bảo: Cờ bạc là bác thằng bần/Cửa nhà bán hết cho chân vào cùm,/Muốn no thì phải chăm làm/ Đừng mê đánh bạc - đừng ham đánh đề. Thể hiện tình yêu quê hương đất nước cũng bằng thơ: Làng Chùa nay gọi Hoàng Dương/Mới nghe mà thấy thân thương vô cùng/Quê hương mảnh đất anh hùng/Chôn thây giặc Pháp lẫy lừng chiến công.../Đất nghèo sinh những anh hùng.

Thật không mối duyên nợ nào sánh được với duyên nợ thơ. Nó khiến con người phải ngẩn ngơ, thẫn thờ nhưng đó là cảm giác ngẩn ngơ vì hạnh phúc chứ không phải sự ngẩn ngơ tiếc nuối. Tháng ngày duyên nợ với thơ, Bâng khuâng nét chữ, ngẩn ngơ dáng vần…/Để hồn ta được đắm mình trong thơ (Tác giả: NguyễnVăn Tự). Không riêng gì ông Tế, ôngTựmới có duyên nợ với thơ mà cả làng Chùa lớn nhỏ, già trẻ đềumang nặng mối duyên với thơ. Họ coi thơ là chuẩnmực về đạo đức, nếu ai đó đi ngược lại đạo lí làm người sẽ bị khai trừkhỏi làng thơ. Trong làng chưa bao giờ xảy ra xô xát, mất mát, làng được mệnh danh là “làng công an” vì lẽ đó.

Hội thơ của làng nông dân

Năm 1982“Hội thơ làng Chùa” chính thức ra đời. Từ đó đến nay, Hội thơ ngày càng phát triển và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong sinh hoạt hằng ngày của người dân làng Chùa. Mỗi tháng Hội tổ chức sinh hoạt một lần, hằng tuần vào thứ năm có chương trình ngâm thơ trên đài phát thanh của làng. Hằng năm còn tổ chức các buổi tọa đàm mời các nhà thơ nổi tiếng như Phạm Tiến Duật, Phạm Ninh Hồ, Dương Kiều Ninh về cùng bàn luậnvề thơ… Đến nay, Hội thơ làng Chùa đã xuất bản được hai tập thơ: “Đất ngàn năm” với 100 bài của 50 tác giả và tập “Những bài thơ chọn lọc cho lứa tuổi học trò” gồm 60 bài.

Chưa bao giờ thấy có một câu lạc bộ thơ nào lại có sự hiện diện của nhiều thế hệ đến thế. Cuộc sống của người dân làng Chùa vẫn còn thiếu thốn, sống chủ yếu dựa vào nghề nông. Trước kia làng có nghề phụ đan nong nhưng đến nay đã dần mai một. Nhưng không vì thế thơ bị lãng quên. Thế hệ trẻ làng Chùa bây giờ còn mê thơ và hăng làm thơ hơn các ông, bà già trong làng. Thơ cũng làcách để giãi bày những tâm sự của con cái đối với bố mẹ: Người ta vá áo bằng kim./Mẹ ơi con hỏi vá tim bằng gì ?

Cứ 3 năm 1 lần, làng tổ chức cuộc thi thơ cho lứa tuổi học trò. Phần thưởng cho những bài thơ đạt giải chỉ là những tập sách, cây bút nhưng năm nào cũng vậy, làng nhận được khá nhiều thơ dự thi của các em. Phong trào làm thơ phát triển, thu hút cả lứa trẻ các làng bên cạnh.

Nguyễn Anh Quân 13 tuổi, đạt giải nhất trong cuộc thi thơ của lứa tuổi học trò tâm sự: “Ước mơ của cháu là làm kiến trúc sư nhưng thơ vẫn luôn là niềm đam mê, sở thích không thể thiếu trong cuộc sống. Có yêu thơ mới hiểu được tình cảm gia đình, quê hương đẹp như thế nào ?”.

Rời làng Chùa, chúng tôi đều mang theo những cảm xúc không thể nói bằng lời về làng quê nghèo nhưng giàu chất thơ và tình người.

Lan Hương

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Thơ làng Chùa: Nét đẹp nơi thôn quê

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.