Theo dõi Báo Hànộimới trên

Tề thái - Vị thuốc cầm máu

Theo Báo SK&ĐS| 12/12/2010 11:28

Tề thái tên khác cây tề, địa mễ thái, cải dại, cỏ tam giác. Tên khoa học: Capsella Bursa - pastoris (L.) Medik. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây thu hái lúc cây ra hoa. Trong lá non tề thái có chứa acid ascobic, nhiều vitamin K1, acid amin, các dẫn chất cholin, đường đơn và nguyên tố kim loại.

Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây thu hái lúc cây ra hoa. Trong lá non tề thái có chứa acid ascobic, nhiều vitamin K1, acid amin, các dẫn chất cholin, đường đơn và nguyên tố kim loại. Theo Đông y, tề thái vị ngọt nhạt, tính mát; vào can và vị. Có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, cầm máu, lợi tiểu, tiêu thũng, trừ suyễn. Tác dụng bổ tỳ kiện vị, thanh can minh mục, chỉ huyết lợi niệu. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, thổ huyết khái huyết, niệu huyết, tiện huyết, viêm sưng kết mạc mắt, phù nề đầy trướng.

Liều dùng: cây tươi 50 - 100g, dạng khô 10 - 15g; nấu hãm, ép nước hoặc phối hợp với các thuốc khác.

Tề thái.


Sau đây là một số bài thuốc dùng tề thái:

- Chữa lỵ ra máu: Tề thái sao đen hay tồn tính 30g sắc uống.

- Chữa phế ung, ngực đầy tức, khó thở hoặc toàn thân phù thũng: Tề thái khô 20g, đại táo 5 quả. Cắt hoặc xé đại táo; sắc chung với tề thái, ngày uống 1 thang.

- Chữa cổ trướng, chân tay gầy, đái sẻn ít: Tề thái 100g, đình lịch tử 100g. Tán nhỏ mịn, làm viên hoàn mật, viên 10g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên, uống với nước sắc trần bì.

Một số thực đơn có tề thái chữa bệnh:

+ Canh tề thái thịt lợn: Rau tề thái tươi 100g, xương lợn 80 - 100g. Ninh xương lợn cho nhừ rồi cho tề thái thái nhỏ vào, thêm muối mắm gia vị. Ăn trong ngày 1 - 2 lần vào bữa chính. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, đái ra huyết, đau mắt đỏ...

+ Canh tề thái trứng gà: Tề thái tươi 200g, trứng gà 1 hoặc 2 cái. Tề thái rửa sạch cắt ngắn, cho vào nồi, thêm nước nấu thành canh. Khi rau chín nhừ, đập trứng gà, thêm muối gia vị ăn. Dùng cho các trường hợp lao thận đái máu.

+ Chè tề thái mứt táo ngó sen: Tề thái 60g, ngó sen 20g, táo 5 quả, thêm nước nấu sắc thành dạng canh hoặc chè đặc, ăn cả cái lẫn nước. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, chảy máu chân răng.

Trong dân gian cũng dùng để nấu cháo, ép nước tươi để uống hoặc làm bánh dạng bánh khúc tề thái, chỉ định cho các loại xuất huyết, phù nề đau mắt đỏ, viêm đường tiết niệu. Y học dân gian Trung Quốc dùng tề thái chữa bệnh đái đục với liều 8-12g, sắc uống trong ngày.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Tề thái - Vị thuốc cầm máu

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.