Các nhà nghiên cứu tại Italy đã phát hiện ra chất chống oxy hóa được tiêm vào gan dùng để ghép, cải thiện sự sống cho bệnh nhân.
Các nhà nghiên cứu tại Italy đã phát hiện ra chất chống oxy hóa, N-acetylcysteine (NAC), có khả năng cải thiện đáng kể tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân ghép gan nếu chất này được tiêm vào gan dùng để ghép.
Một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2010 cho biết, có khoảng 22.000 ca ghép gan được thực hiện trên toàn thế giới, trong đó 18.500 trường hợp được hiến tặng gan từ người đã mất.
Ở Mỹ có gần 18.500 ca ghép (gan được hiến tặng từ người đã mất) với gần 7.000 ca thành công trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 10/2012.
Ghép gan là một biện pháp điều trị dùng cho bện gan giai đoạn cuối. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện các chất oxy hóa như NAC có thể làm giảm sự tổn thương đối với gan của những người đã mất hiến tặng, cải thiện đáng kể chức năng ghép.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hiện tượng tổn thương do thiếu máu cục bộ (IFI – ischemia reperfusion injury) - gây tổn thương cho tế bào gan khi máu trở lại gan trong tình trạng thiếu oxy, thường xảy ra trong quá trình bảo quản gan và ảnh hưởng tới chức năng ghép gan hậu phẫu thuật.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học Italy đã sử dụng 140 đơn vị thí nghiệm cho những bệnh nhân gan là người lớn. Một lượng dung dịch NAC tỷ lệ 30 mg/kg được bảo quản trong 1 tiếng đồng hồ trước khi mua gan và một lượng dung dịch khác tỷ lệ 300 mg (150 mg/kg khối lượng gan) thông qua tĩnh mạch cửa trước khi khóa kín. Có 69 bệnh nhân ghép nhận đơn vị được tiêm NAC và 71 bệnh nhân khác nhận ghép thông thường không có NAC.
Kết quả là tỷ lệ sống ghép gan với thời gian 3 tháng và 12 tháng lần lượt là 93% và 90% đối với các bệnh nhân sử dụng NAC; trong khi đó các chỉ số này của nhóm bệnh nhân không sử dụng NAC lần lượt là 82% và 70%. Bên cạnh đó, tỷ lệ biến chứng sau ghép của nhóm sử dụng NAC là 23% và nhóm không sử dụng NAC lên tới 51%.
Nhóm nghiên cứu khẳng định việc sử dụng NAC trong phẫu thuật ghép gan là một giải pháp để tăng hiệu quả trong lĩnh vực này vì NAC có độ an toàn cao, ít biến chứng và có chi phí thấp.
Bên cạnh khuyến cáo sử dụng NAC trong phẫu thuật ghép gan, nhóm nghiên cứu đang tiếp tục tiến hành thêm các phân tích để xác định những tác động có lợi của NAC đối với các cơ quan khác của người bệnh./.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.