Theo dõi Báo Hànộimới trên

Sức hút của phong trào “Hai giỏi”

Thanh Bình| 07/06/2010 06:35

(HNM) - Chưa bao giờ phong trào thi đua

Lao động nữ cần được tạo điều kiện tốt nhất để phát huy được năng lực và phẩm chất. Ảnh: Linh Tâm


Nhiều hoạt động thiết thực

Hiện nay, Công đoàn viên chức Việt Nam (CĐVCVN) đang quản lý 63 CĐ cơ sở và cấp trên cơ sở với hơn 6,3 vạn đoàn viên, trong đó nữ đoàn viên chiếm trên 45%. Thực hiện Nghị quyết 11 NQ/TƯ của Bộ Chính trị thời gian qua, CĐVCVN đã chỉ đạo, hướng dẫn các cấp CĐ trực thuộc thực hiện phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra các chế độ, chính sách có liên quan đến lao động nữ; động viên khuyến khích, tạo điều kiện để nữ CBCCVC-LĐ tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; kiện toàn và củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động các ban nữ công các cấp...

Bám sát sự chỉ đạo đó, các cấp CĐ đã triển khai các nội dung gần gũi với nữ CBCCVC-LĐ. Tiêu biểu như ở Bộ Ngoại giao, với đặc thù công việc, chị em hay phải đi công tác xa nhà dài ngày, CĐ Bộ tổ chức các cuộc trao đổi thông tin, kinh nghiệm về giải quyết mối quan hệ giữa gia đình và công việc, kinh nghiệm học tập của con cái khi bận đi công tác xa... giúp chị em có thêm kiến thức giải quyết mối quan hệ công việc và gia đình một cách hài hòa.

5 năm qua 100% chị em toàn ngành đã hoàn thành nhiệm vụ và 100% gia đình chị em đạt "Gia đình văn hóa". Tương tự, CĐ Bộ Tài chính áp dụng phương pháp phân cấp, ban hành đầy đủ quy định, quy trình, quy chế hoạt động về công tác nữ cho các tổ nữ công. Đồng thời thường xuyên đôn đốc, kiểm tra và khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong phong trào, chấn chỉnh những đơn vị thực hiện chưa tốt. 5 năm qua, CĐ Bộ cũng đề xuất cấp trên tạo điều kiện để hơn 19 nghìn lượt chị em được học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kết nạp Đảng cho 280 chị em. Nhờ đó, tỷ lệ nữ CBCCVC đạt danh hiệu GVN, ĐVN tăng cao, số lượng chị em được bầu giữ các chức vụ quan trọng ngày càng nhiều.

Tại CĐ Học viện Hành chính khu vực I, Thạc sỹ Nguyễn Thị Hồng Vân, Trưởng ban Nữ công Học viện cho biết, với phương thức hoạt động là mạnh dạn giao nhiệm vụ, tạo cơ hội để chị em thể hiện khả năng của mình; vận động chị em chủ động đề xuất chủ trương, biện pháp đẩy mạnh các hoạt động của phụ nữ, Ban Nữ công và CĐ Học viện đã giúp chị em hiểu rõ vị trí, vai trò của mình trong xã hội và gia đình.

Tạo sức sống mới cho phong trào
Với những kết quả trên, có thể khẳng định, phong trào thi đua GVN, ĐVN đã và đang được đội ngũ nữ cán bộ, đoàn viên CĐVCVN thực hiện có hiệu quả. Chính từ phong trào này, đội ngũ nữ cán bộ đoàn viên CĐVCVN đã thể hiện và phát huy được phẩm chất và năng lực của mình, đóng góp xứng đáng vào việc hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị, của ngành và vào sự nghiệp xây dựng đất nước.

Theo chị Phan Thị Hoài Chân, Trưởng phòng Biên tập Tạp chí "Văn phòng cấp ủy", Văn phòng TƯ Đảng (thuộc CĐ Văn phòng TƯ Đảng) - một cá nhân điển hình về thực hiện phong trào GVN, ĐVN, phong trào này đã thực sự tạo cho chị một điểm tựa tinh thần vững chắc, giúp chị phát huy thế mạnh của mình, vượt qua chính bản thân để đạt được kết quả cao trong công tác mà vẫn đảm đương tốt vai trò "người giữ lửa" trong gia đình.

Bà Hoàng Thị Hòa, Phó Chủ tịch CĐVCVN cho biết, để mang lại sức sống mới cho phong trào, CĐVCVN chỉ đạo các cấp CĐVC quan tâm để lao động nữ có điều kiện nâng cao kiến thức về chính trị, học vấn, tay nghề; tham mưu, đề xuất với cấp ủy Đảng và chính quyền có cơ chế chính sách cũng như tạo điều kiện về thời gian, động viên chị em học tập, nghiên cứu khoa học: tập trung làm tốt việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, kiến thức về giới, về tổ chức cuộc sống gia đình một cách khoa học, hợp lý, nuôi dạy con ngoan, học giỏi. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động xã hội từ thiện như thăm hỏi, trợ cấp cho nữ CBCCVC-LĐ có hoàn cảnh khó khăn, tặng quà cho con CBCCVC vượt khó, học giỏi...

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Sức hút của phong trào “Hai giỏi”

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.