(HNMO) - Bằng việc sử dụng kỹ thuật quan sát Chandra, các nhà thiên văn học đã phát hiện một siêu lỗ đen nằm rất gần Trái Đất. Hiện tại, hố đen này đang hoạt động rất mạnh và trải qua quá trình bùng phát năng lượng.
Hai vòng cung được kỹ thuật quan sát Chandra ghi lại. |
Hình ảnh cho thấy tiểu khu vực NGC 5195 thuộc thiên hà M51 cách Trái Đất khoảng 27 triệu năm ánh sáng. Thiên hà này đang trong quá trình hợp nhất với người hàng xóm NGC 5194 – còn được biết đến với tên gọi “Xoáy nước”.
Trong những bức hình phóng to, vòng cung đôi là bằng chứng cho thấy sự tồn tại và nguồn năng lượng của một lỗ đen siêu lớn ngay tại trung tâm NGC 5195.
Hố đen ẩn chứa rất nhiều bí ẩn mà khoa học chưa có lời giải thích |
Các nhà khoa học cho biết hiện tượng này đã xuất hiện ngay từ khi hình thành vũ trụ thuở sơ khai.
Ngoài ra, các dữ liệu thiên văn cũng chỉ ra rằng có một lớp khí hydro lạnh mỏng đang bao quanh 2 đường cung này.
Đây là quá trình diễn ra khá thường xuyên. Khi các thiên hà đạt đến mật độ nhất định, một vài trong số đó sẽ va chạm với nhau và tạo ra hiệu ứng tương tự.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các hố đen không chỉ hút vật chất và còn giải phóng chúng vào vũ trụ.
(Ảnh: NASA) |
Việc quan sát NGC 5195 cũng giúp các nhà khoa học có thêm hiểu biết về những gì đang diễn ra trong vũ trụ.
Phát biểu tại hội nghị thiên văn học AAS, nhà thiên văn học Julie Comerford của đại học Colorado (Mỹ) cho biết: “Khi nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi cũng phát hiện thêm 2 siêu hố đen cách nhau khoảng 1 tỷ năm ánh sáng tại khu vực ngân hà SDSS j1126+2944”. Đây là trường hợp vô cùng hiếm gặp trong số 12 thiên hà đã được biết đến. Có thể đó cũng là kết quả của việc sát nhập 2 thiên hà từng xảy ra trước đó.
(Ảnh: NASA) |
Rất nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp được đặt ra xung quanh sự ảnh hưởng của siêu hố đen và việc hợp nhất 2 thiên hà này đối với giải ngân hà cũng như Trái Đất.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.