Theo dõi Báo Hànộimới trên

Sau robot độc đáo lấy cảm hứng từ các loài vật thực tế

Hoàng Linh| 02/05/2016 07:37

(HNMO) - Không thể phủ nhận rằng nhiều phát kiến khoa học của loài người đều dựa trên sự quan sát các loài vật trong tự nhiên. Tuy nhiên việc có thể chế tạo ra những robot có thể

Nhóm sản phẩm cơ khí mới này cũng hứa hẹn có thể giúp giải quyết những rắc rối phức tạp nhất mà loài người đang đối mặt từ việc thụ phấn cho hoa trong bối cảnh ong đang biến mất dần cho tới phát hiện nguồn nước bị ô nhiễm...

1. Ong robot đề phòng trường hợp ong thật biến mất
Trong vài năm qua, số lượng ong trên thế giới đang sụt giảm nghiêm trọng vì những vấn đề liên quan tới khí hậu, môi trường. Chính vì thế, một đội ngũ các nhà khoa học tại trường đại học Havard và Northeastern đã tính tới một giải pháp dự phòng: các loại robot ong siêu nhỏ có thể thụ phấn cho hoa khi ong thật biến mất.


Sau nhiều năm phát triển, đội ngũ này đã tạo ra ong robot nhỏ có thể vận hành như ong thật và thậm chí có thể tương tác với nhau trong một tổ ong robot thực thụ. 

2. Cua biển 12 chân chạy bằng năng lượng mặt trời
Chàng thợ hàn Scott Parenteau đã gây ấn tượng mạnh tại hội chợ Maker Faire (San Francisco, Mỹ) khi trình diễn Walking Pod - một robot 12 chân cỡ lớn có thể di chuyển như cua nhờ năng lượng lấy từ tuốc bin gió và các tấm pin mặt trời.


Dù vậy, bất chấp ngoại hình ấn tượng và tạo hứng thú cho số đông người tham gia hội chớ, robot cua lại nặng tới gần 1 tấn và di chuyển thậm chí...chậm hơn cua thật (chỉ khoảng hơn 30 mét mỗi...giờ).

3. "Sứa" biết bay

Các nhà khoa học tại trường đại học New York đã tạo ra một loại robot với trọng lượng siêu nhẹ có khả năng tự bay mà không cần tới nhiều năng lượng. Dù thông thường, để cất cánh được, phần lớn các ý tưởng đều khởi đầu từ mô hình của loài chim nhưng thực tế thiết kế mượn từ loài sứa với bốn cánh độc lập trong tình huống này đã đem lại kết quả tốt hơn rất nhiều.


Điều thú vị là khi khởi đầu quá trình phát triển, đội ngũ này không hề nghĩ tới ứng dụng thực tế. Tuy nhiên một robot siêu nhẹ với khả năng bay sẽ có rất nhiều công dụng, từ kiểm tra chất lượng không khí cho tới giám sát giao thông. 

4. Chim ruồi "robot" cho mục đích do thám

Vài năm trước đây, Cơ quan nghiên cứu quốc phòng của Mỹ (DARPA) đã đặt ra một thử thách cho các nhà khoa học trong việc tạo ra một "phương tiện bay siêu nhỏ điều khiển từ xa" với khả năng tiến hoặc lùi linh hoạt tuỳ ý. Với mô tả ấy, không khó để nhận thấy rằng dường như họ muốn tạo ra một chú chim ruồi bằng cơ khí và chính đội ngũ tại AeroVironment đã thoả mãn "đề bài" này.


Theo các số liệu công bố, chim ruồi robot có thể bay thẳng ở tốc độ gần 20km/giờ, chống chịu sức gió phương ngang 8km/giờ (tương tự như chim ruồi thật). Tuy nhiên, nó không cần nghỉ mỗi năm phút như đồng loại sinh học mà có thể hoạt động dài hơn nhiều.

5. Robot báo hoa siêu tốc

Các nhà khoa học tại MIT dường như luôn có hứng thú với những dự án "điên khùng" nhất trong giới nghiên cứu. Mới đây, họ đã trình diễn một sản phẩm robot chạy pin mới với thiết kế mượn từ loài báo đem lại khả năng di chuyển, nhảy linh hoạt như thật. 


Bên cạnh kĩ thuật cơ khí siêu hạng, điểm đáng chú ý nhất ở robot báo cũng nằm ở thuật toán lập trình cực kì tinh vi cho phép nó xoắn thân hay nhảy tiến khi ở tốc độ cao - tương tự như báo thật. Theo công bố, pin tích hợp cho phép vận hành trong khoảng 15 phút. Dù đây là con số không nhiều nhưng trên thực tế, loài báo hoa cũng chỉ có thể chạy siêu nhanh trong vài phút để bắt mồi mà thôi.

6. Cá robot phát hiện nước bị ô nhiễm

Tại nhiều nơi trên thế giới, nguồn nước bị ô nhiễm là nguyên nhân gây ra cái chết hàng loạt đối với các loài thuỷ sinh. Việc phát hiện sớm ô nhiễm là điều cần thiết nhưng đôi khi mặt nước quá bẩn có thể khiến tính mạng các thợ lặn bị đe doạ. Chính điều này đã khiến các nhà khoa học tại BMT Group (châu Âu) chế tạo ra một chú cá robot có khả năng "ngửi" các dấu hiệu ô nhiễm. 


Với chiều dài khoảng 1,5 mét, hiện tại chú cá này có thể phát hiện xăng-dầu tràn từ các cảng biển. Tuy nhiên khi thực sự hoàn thiện, nó sẽ là một giải pháp lý tưởng cho việc bảo vệ các đại dương trên toàn thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sau robot độc đáo lấy cảm hứng từ các loài vật thực tế

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.