Theo dõi Báo Hànộimới trên

Quy định chặt chẽ về phá dỡ tàu biển

Bảo Hân| 25/11/2015 16:12

(HNMO) - Để tránh ảnh hưởng xấu đến môi trường, dự thảo Bộ luật đã bổ sung thêm một mục để quy định chặt chẽ đối với việc phá dỡ tàu biển

(HNMO)- Để tránh ảnh hưởng xấu đến môi trường, dự thảo Bộ luật đã bổ sung thêm một mục để quy định chặt chẽ đối với việc phá dỡ tàu biển

Kết quả biểu quyết thông qua Bộ luật Hàng hải (sửa đổi)


Chiều 25/11, QH đã biểu quyết thông qua Luật Hàng hải với 433 ĐB tán thành (chiếm 87,65% tổng sô ĐBQH)

Theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý về dự thảo Bộ luật, trước nhiều ý kiến của ĐBQH đề nghị cân nhắc việc quy định cho phép nhập khẩu tàu biển cũ để phá dỡ tránh ảnh hưởng đến môi trường, Uỷ ban Thường vụ QH cho rằng việc cho phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng về để phá dỡ đã được quy định trong Luật bảo vệ môi trường năm 2014.

Việc phá dỡ tàu biển không chỉ là phá dỡ tàu biển của nước ngoài mà còn có phá dỡ tàu biển của Việt Nam; đồng thời, việc này có liên quan đến phát triển công nghiệp đóng tàu của ngành hàng hải, vấn đề an toàn, an ninh hàng hải… nên cần được quy định trong Bộ luật Hàng hải.

Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng xấu đến môi trường như ý kiến của đại biểu đã nêu, dự thảo Bộ luật đã được bổ sung thêm một mục về phá dỡ tàu biển (Mục 8 Chương II từ Điều 46 đến Điều 50) để quy định chặt chẽ đối với việc phá dỡ tàu biển. Cụ thể bao gồm quy định về điều kiện của cơ sở phá dỡ, nguyên tắc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng, phá dỡ tàu biển nước ngoài bị chìm đắm tại Việt Nam.

Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Bộ luật Hàng hải (sửa đổi gồm 20 chương, 343 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2017.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quy định chặt chẽ về phá dỡ tàu biển

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.