(HNMO) – Sáng nay (18/8), Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến của doanh nghiệp và Hiệp hội doanh nghiệp về cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực đất đai, nhà ở và xây dựng nhà ở, thuế, hải quan.
(HNMO) – Sáng nay (18/8), Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến của doanh nghiệp và Hiệp hội doanh nghiệp về cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực đất đai, nhà ở và xây dựng nhà ở, thuế, hải quan.
Ông Trần Đình Long – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó trưởng Đoàn giám sát cải cách thủ tục hành chính của Quốc hội; ông Ngô Thái Phan – Tổ phó thường trực Tổ công tác chuyên trách cải cách hành chính của Thủ tướng Chính phủ; và ông Phạm Gia Túc – Phó Chủ tịch VCCI đã điều hành hội nghị và trực tiếp trao đổi ý kiến với doanh nghiệp.
Tại hội nghị đã thu nhận được 13 ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp xoay quanh các vấn đề về cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực đất đai, nhà ở và xây dựng nhà ở, thuế, hải quan. Đáng chú ý có kiến nghị của Hiệp hội nhà thầu xây dựng tỉnh
Theo đại diện của Hiệp hội nhà thầu xây dựng tỉnh Nam Định, sau khi có Luật 38 được Quốc hội thông qua về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Tài nguyên và Môi trường và hàng loạt Nghị định, Thông tư hướng dẫn giúp hoạt động xây dựng cơ bản phát triển; tháo gỡ khó khăn ách tắc trong xây dựng; môi trường SXKD và đời sống việc làm có cải thiện song nhiều doanh nghiệp xây dựng vẫn lo. Đó là có được công trình, hợp đồng đã khó để thực hiện đúng hợp đồng rồi làm thủ tục thanh toán, quyết toán còn khó hơn; nhất là với doanh nghiệp thực hiện các dự án có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Trong khi doanh nghiệp được chỉ thầu hay thắng thầu phải huy động vốn, vay ngân hàng để thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng; công trình hoàn thành được nghiệm thu chưa được thanh toán vì còn thiếu vốn; gốc và lãi doanh nghiệp chưa có để trả cho chủ nợ thì theo quy định của các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế, doanh nghiệp tự giác viết hóa đơn nộp thuế; cơ quan thuế kiểm tra nếu chưa nộp phải chịu phạt mà không cần quan tâm nguồn vốn đó từ đâu. Thực tế, những năm qua không ít doanh nghiệp bị Cục thuế thông báo phạt thuế hàng trăm triệu đồng, ngược lại các Chủ đầu tư quản lý vốn Nhà nước nợ khối lượng hoàn thành của các doanh nghiệp hàng chục tỷ đồng. Doanh nghiệp xây dựng thực hiện các dự án có nguồn vốn nhà nước khi nợ thuế thì bị phạt, Chủ đầu tư – người đại diện Nhà nước chưa có tiền trả cho những dự án mà doanh nghiệp thực hiện thì không được tính lãi. Đây là vấn đề bức xúc thiếu công bằng mà vấn đề người chịu thiệt luôn là doanh nghiệp.
Theo đó, Hiệp hội nhà thầu xây dựng tỉnh Nam Định đề xuất với Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục thuế… khi thực hiện các dự án có nguồn vốn nhà nước doanh nghiệp xây dựng được thanh toán sẽ nộp thuế theo quy định; Trong quá trình thực hiện dự án, nếu chủ đầu tư chậm thanh toán khối lượng công việc đã hoàn thành thì phải trả khoản lãi theo lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp đối với khối lượng chậm thanh toán mà không cần ghi trong hợp đồng (vì là vốn ngân sách nhà nước).
Tại hội nghị, ông Lê Văn Lương - Hiệp hội gas Việt
Tiếp theo đó là ý kiến của ông Trần Văn Nến – Công ty kinh doanh bất động sản, thuộc Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt
Trước những kiến nghị của các doanh nghiệp về việc cải cách thủ tục hành chính, ông Ngô Thái Phan - Tổ phó thường trực Tổ công tác chuyên trách cải cách hành chính của Thủ tướng Chính phủ cho biết hiện các bộ, ngành đã rà soát xong trên 5.200 thủ tục hành chính từ cấp xã, phường, kiến nghị sửa đổi, bổ sung trên 4.000 thủ tục hành chính; bãi bỏ 526 thủ tục hành chính. Dự kiến các ngành Trung ương sẽ sửa đổi hơn 1.000 thủ tục hành chính liên quan đến nhiều văn bản luật và nghị định. Bên cạnh đó, trung bình một địa phương phải sửa đổi trên 50 văn bản, thủ tục hành chính. Đó là một khối lượng công việc khổng lồ các cơ quan hành chính phải thực hiện; nhằm tạo thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp, cắt giảm tối đa chi phí; đảm bảo lợi ích của cộng đồng và Nhà nước.
Riêng về lĩnh vực xây dựng, ông Phan cho biết, Chính phủ đã quyết định bỏ phí xây dựng, bỏ thời hạn khởi công công trình, bỏ nhóm thủ tục hành chính về gia hạn xây dựng, bỏ quy định phải công chứng trong hợp đồng thế chấp… Mặt khác, vào ngày
Phát biểu kết luận tại hội nghị, ông Trần Đình Long – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó trưởng Đoàn giám sát cải cách thủ tục hành chính ghi nhận những ý kiến đóng góp của doanh nghiệp về các vấn đề đất đai, nhà ở, cơ chế một cửa, quy trình thu thuế, kê khai thuế, nộp thuế… Ông cho biết sẽ nghiên cứu quy định về tính thống nhất của hệ thống văn bản luật giữa trung ương và địa phương; tránh trường hợp mỗi nơi hiểu và áp dụng theo một kiểu; Đoàn giám sát cải cách thủ tục hành chính của Quốc hội sẽ có nghị quyết về những vấn đề giám sát, báo cáo Quốc hội và nếu phù hợp Quốc hội cũng có thể sửa luật.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.