Đây là loại nhà máy điện hạt nhân nhỏ nhất thế giới, được lặp đặt trong container và 5 năm tới có thể được Trung Quốc bố trí ở một hòn đảo tranh chấp trên Biển Đông.
Mô hình nhà máy điện hạt nhân mini “hạch điện bảo”. Ảnh cắt từ clip |
Theo giới thiệu của truyền thông Trung Quốc, nhà máy điện hạt nhân mini này có tên là “hạch điện bảo”, dài khoảng 6,1 m, cao 2,6 m, có thể sản xuất 10 MW điện, đủ để 50.000 hộ gia đình sử dụng. Trong điều kiện không được bổ sung nhiên liệu, “hạch điện bảo”có thể hoạt động trong vài năm thậm chí là vài chục năm. Đặc biệt, do nó không sản xinh khói bụi và chỉ chiếm diện tích nhỏ, cho nên, nếu được bố trí trên đảo nhỏ, cư dân cũng rất khó biết được sự tồn tại của nó.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) dẫn lời một nghiên cứu viên thuộc Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Năng lượng hạt nhân an toàn, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết nhà máy điện hạt nhân mini nêu trên đang trong quá trình nghiên cứu và được quân đội Trung Quốc tài trợ một phần kinh phía. Trong vòng 5 năm tới, “hạch điện bảo” đầu tiên có thể sẽ cho ra đời và Trung Quốc có thể sẽ bố trí nó ở một hòn đảo tranh chấp trên Biển Đông.
Một nhà nghiên cứu môi trường biển thuộc Đại học Hải dương Trung Quốc cảnh báo nhiệt lượng và nước chứa phóng xạ - những thứ mà một nhà máy điện hạt nhân chắc chắn sẽ thải ra - có thể sẽ làm thay đổi hệ thống sinh thái của hòn đảo nơi “hạch điện bảo” được bố trí. Nhà nghiên cứu giấu tên này còn nhấn mạnh: “Nếu thảm họa hạt nhân xảy ra ở Biển Đông, tuy không lập tức ảnh hưởng tới người dân ở Trung Quốc Đại lục do nằm cách xa Trung Quốc Đại lục, nhưng nước thải chứa phóng xạ sẽ xâm nhập vào cơ thể cá và các loại hải sản khác, cuối cùng cũng lên bàn ăn của người Trung Quốc. Ngoài ra, dòng hải lưu sẽ đẩy nước thải chứa chất phóng xạ đi rất xa”.
Vì vậy, theo nhà nghiên cứu trên, trước khi bố trí “hạch điện bảo” dù ở một hòn đảo xa lắc trên Biển Đông, Chính phủ Trung Quốc không chỉ phải xem xét lợi ích chính trị, quân sự và kinh tế, mà còn phải tiến hành đánh giá khoa học về ảnh hưởng tiềm tàng tới môi trường biển. Về phần mình, SCMP cũng thừa nhận trong tương lai, việc thuyết phục người dân rằng công nghệ của “hạch điện bảo” an toàn kỳ thực là một thách thức không nhỏ.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.