Theo dõi Báo Hànộimới trên

Phim trường - bao giờ thành hiện thực?

THUHANG| 22/07/2003 09:01

Lâu  nay, nói đến sự thành công của một bộ phim Việt Nam người ta nhắc nhiều đến vai trò của đạo diễn, kịch bản, diễn viên, quay phim, kỹ xảo…, chứ ít quan tâm tới bối cảnh phim. Ngoài quay thực địa, có những đoạn bắt buộc phải có sự dàn cảnh “như thật”. Với người làm điện ảnh, phim trường là giải pháp tối ưu để khắc phục những trở ngại ấy...

Diễn viên Mai Thành (vai Chín Hậu) và diễn viên Thương Tín (vai Sáu Trượng) trong phim "Lời thế đất Mũi"
Ảnh: Lữ Đắc Long

Lâunay, nói đến sự thành công của một bộ phim Việt Nam người ta nhắc nhiều đến vai trò của đạo diễn, kịch bản, diễn viên, quay phim, kỹ xảo…, chứ ít quan tâm tới bối cảnh phim. Ngoài quay thực địa, có những đoạn bắt buộc phải có sự dàn cảnh “như thật”. Ngay cả khi chọn được bối cảnh, do yêu cầu lịch sử của phim, tài chính (thuê địa điểm để phục chế sau đó hoàn trả hiện trạng) nên không phải lúc nào ý tưởng của đạo diễn đều thể hiện hết. Với người làm điện ảnh, phim trường là giải pháp tối ưu để khắc phục những trở ngại ấy.

Trên thế giới, hầu hết các bộ phim thành danh, thu lãi lớn đều có rất nhiều cảnh quay thực hiện tại phim trường. Khán giả vẫn nhớ tới Tiếng chim hót trong bụi mận gai với những cảnh hoành trángvề tòa thánh Va-ti-căng, nhưng ít người biết rằng công trình ấy được xây dựng mô phỏng ngay tại Ô-xtrây-li-a. Khu vực phim trường này nay trở thành địa điểm tham quan du lịch khá nổi tiếng. Hay những bộ phim nổi tiếng của Hô-ly-út như Ti-ta-nic, Công viên kỷ Giu-ra, Xác ướp Ai Cập, Người nhện… cảnh quay cũng phần lớn thực hiện tại phim trường. Đặc biệt, với phim truyền hình Trung Quốc đang làm mưa, làm gió trên màn ảnh nước ta, công nghệ phim trường được sử dụngrất phổ biến. Đó là những cảnh chiến trận vô cùng ác liệt trong Thái Bình Thiên Quốc, Trường chinh, Tôn Trung Sơn, Ngọa hổ tàng long, Anh hùng xạ điêu (đang chiếu trên HTV). Phim trường giúp đạo diễn hoàn toàn chủ động được trong dàn cảnh, phục trang mà không chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài. Xưởng phim của những nền điện ảnh lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc, ấn Độ hay Hồng Kông đều có phim trường rộng hàng trăm héc-ta. Nhà làm phim có thể dựng được những cảnh theo chính yêu cầu của họ, dù cảnh đó cách nay tới vài trăm năm. Phim trường là một trong những điều kiện tất yếu của điện ảnh hiện đại.

Không “gặp may” như điện ảnh thế giới mặc dù đã có bề dày 50 năm phát triển, với không ít tiếng vang của Chị Tư Hậu, Cánh đồng hoang, Bao giờ cho đến tháng Mười, Thung lũng hoang vắng, Đời cát…, nhưng đến giờ chúng ta chưa có một phim trường theo đúng nghĩa. Nhiều đạo diễn, đặc biệt là các đạo diễn muốn làm phim về đề tài lịch sử than thở rằng họ không thực hiện được ý tưởng do không chủ động được bối cảnh. Phim cócảnh làng quê, đạo diễn nghĩ ngay sẽ phải “mượn” một làng nào đó ở ngoại thành Hà Nộihay Hà Tây.

Cảnh về chiến trường, chiến tranh thì phảiliên hệ với một đơn vị bộ đội (mà ai cũng biết là không dễ dàng gì) để họ làm nền. Phim hay phụ thuộcnhiều vào bối cảnh, nếu đạo diễn “quan hệ” không tốt với địa phương thì nguy cơ thất bại sẽ rất cao. Việc dàn cảnh không chủ động và bị chi phốiquá nhiều vào yếu tố bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng phim. Nhiều người muốn tránh những trở ngại đó cũng khôngđược vìtrên cả nước chưanơi nàocó phim trường giúp họ “làm nghệ thuật thuần túy”. Các hãng lớn như Hãng Phim truyện Việt Nam, Giải Phóng chỉ có một phòng khoảng 100-150m2 đặt ngay tại trụ sở, gọi là “trường quay”. Trong không gian nhỏ hẹp ấy, với kinh phí quá ít, đạo diễn dù lãng mạn đến đâu cũng chưa dám nghĩ một đại cảnh hoành tráng …. Một đạo diễnthuộc thế hệ đàn anh chua chát mà rằng, chưa có một trường quay theo đúng nghĩa thì đừng nói đến tính chuyên nghiệp của loại hình nghệ thuật thứ 7 này.

Thật ra thì năm 2001, một dự án phim trường đầy tính khả thi đã được giao cho TT Kỹ thuật điện ảnh, thuộc Cục Điện ảnh (Bộ VHTT) thực hiện cho đến năm 2010. Và khu điện ảnh Cổ Loa đã được chọn để thực hiệndự án này. Cổ Loa được chọn vì từ năm 1970, nơi đây đã được quy hoạch thành điểm dành riêng cho điện ảnh với một số hạng mục công trình như nhà phục vụ, khu nhà trống để quay phim, nhà chứa đồ cho các đoàn làm phim với tổng diện tích gần 300.000m2.

Việc hình thành một trường quay chuyên nghiệp mang lại lợi ích ra sao thì ai ai cũng biết nhưng dự án sau 2 năm vẫn chưa được triển khai. Theo ông Nguyễn Văn Thiêm, Giám đốc TT Kỹ thuật điện ảnh, để khắc phục những trở ngại, nhiều cuộc họp đã được tổ chức nhưng vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, sự thống nhất quan điểm trong chủ trương giữa Ban lãnh đạo mới củaCục Điện ảnh với lãnh đạo Bộ VHTT. Chính vì sự chưa thống nhất này mà kế hoạch xây dựng phim trường đầu tiên ở Việt Nam vẫn nằm trên bàn giấy.

Xây dựng phim trường Cổ Loa vì một nền điện ảnh Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, đậm đà bản sắc dân tộc trong tương lai là một việc làm cần thiết. Mong rằng, lãnh đạo của Cục Điện ảnh, Bộ VHTT cần thống nhất quan điểm chỉ đạo để có thể xây dựng phim trường một cách nhanh nhất, đáp ứng lòng mong mỏi của các nhà làm phim và khán giả.

Thế Dũng

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phim trường - bao giờ thành hiện thực?

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.