(HNM) - Thời điểm này khi 2/3 thời gian của một năm đã trôi qua, như
Mỗi loại lại có hàng chục cúp vàng, bạc, đồng, nên tính ra, mỗi năm sẽ có hàng trăm, hàng ngàn cái cúp được... tiêu thụ. Chả thế, trên địa bàn Hà Nội bây giờ, "ăn theo" chuyện đó, có những DN chuyên nghề tạo mẫu, thiết kế, sản xuất... cúp mà sống khá ổn (nếu không muốn nói là ăn nên làm ra) ngay cả trong thời kinh tế thế giới suy thoái hoặc gặp lúc "bão" giá...
Ấy là chưa kể đến kinh phí tổ chức lễ lạt, "nâng lên, đặt xuống", rồi giới thiệu, quảng bá, quảng cáo... và tiền "cứng", tiền "mềm" lo chỗ nọ, lót chỗ kia... Tiền nào cũng là tiền, dù là của Nhà nước, của DN hay tư nhân. Suy cho cùng, đều là mồ hôi công sức đóng góp của người dân. Tiếc rằng, thật khó để thống kê những khoản chi phí này.
Mươi năm trước, nếu hỏi những bà nội trợ, họ rành lắm, có thể đọc vanh vách những sản phẩm đạt tiêu chuẩn Hàng Việt Nam chất lượng cao. Nhưng nếu giờ này có hỏi thì xin chịu, như lọt vào "ma trận" mà nói cho văn vẻ là trăm hoa đua sắc, song thực hư chả rõ ra sao! Ngay cả hỏi những người làm công tác quản lý chắc cũng không dễ gọi tên từng loại cúp hoặc danh hiệu cho các sản phẩm.
Nhìn ra khu vực và thế giới, khoản cúp và danh hiệu trao cho các sản phẩm thì chắc chắn ta hơn hẳn họ. Song phải thừa nhận, sản phẩm của họ là đáng tin cậy về chất lượng, sống được với thời gian. Thậm chí ăn theo nhiều thương hiệu nổi tiếng của họ, ở ta hàng nhái, hàng giả vẫn còn đất để tồn tại, thậm chí còn được một bộ phận người tiêu dùng ưa chuộng. Nhận xét về chuyện này, trong kỳ họp vừa rồi, một nữ đại biểu Quốc hội đồng thời là chủ tịch HĐQT một tập đoàn kinh tế lớn thẳng thắn: Hiện nay đang loạn giải, loạn cúp. Chẳng biết cái nào có giá trị, cái nào tôn vinh thật sự, cái nào không. Vấn đề này, có lẽ cũng phải hệ thống hóa lại và cần có quy định cụ thể. Bà nhận xét: "Tôi nghĩ tiêu chí bình xét giải phải khắt khe, không căn cứ vào tiền nhiều, tiền ít thì giải ấy mới thật sự có giá trị. Nếu ai đến xin, DN nào xin cũng được, chỉ cần nộp tiền, thì giải không có giá trị". Do vậy mới có những chuyện "cười ra nước mắt" như hồi Vedan suýt được nhận giải thưởng "Sản phẩm chất lượng an toàn vì sức khỏe cộng đồng".
Nêu như vậy để thấy việc trao cúp, danh hiệu cho từng sản phẩm, từng DN đâu chỉ là chuyện vui, chuyện... làm kinh tế. Phía sau đó là những tác động trực tiếp tới sự phát triển của xã hội. Không thể bỏ tiền ra mua cúp, mua danh hiệu rồi coi đó là thước đo và là giấy thông hành "bảo lãnh" chất lượng hàng hóa mình sản xuất ra. Như vậy, việc trao cúp, trao danh hiệu tràn lan đã gián tiếp góp phần tiếp tay cho những DN làm ăn không đứng đắn, lừa đảo người tiêu dùng. Bên cạnh đó, tình trạng loạn cúp, loạn danh hiệu còn làm cho thị trường thêm rối ren khi chất lượng hàng hóa nhập nhèm trắng - đen, tốt - xấu.
Với nước ngoài, phía sau cúp, danh hiệu là chất lượng sản phẩm. Còn với Việt Nam, phía sau sự vinh danh ấy còn không ít chuyện tơ vò. Bản thân từng cái cúp hoặc danh hiệu đâu tạo ra được giá trị đích thực của sản phẩm. Mỗi DN đi tìm chỗ đứng cho mình nếu dựa trên mớ bùng nhùng của những chuyện không đàng hoàng thì làm sao có thể khẳng định được thương hiệu trong lòng người tiêu dùng?
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.