Theo dõi Báo Hànộimới trên

Pháo phòng không thần tốc giải phóng miền Nam

ANHTHU| 24/04/2008 08:51

(HNM) -  Với lực lượng gồm 3 Trung đoàn pháo Phòng không, Đoàn B67 đã hành quân vượt hơn 1.700 km từ Ninh Bình vào Sài Gòn, trực tiếp chiến đấu bắn rơi 1 máy bay, diệt 4 lô cốt, hỏa điểm, tiêu diệt nhiều bộ binh địch, góp phần vào thắng lợi to lớn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Pháo phòng không trên chiến trường miền Nam.Ảnh: tư liệu

(HNM) - Với lực lượng gồm 3 Trung đoàn pháo Phòng không, Đoàn B67 đã hành quân vượt hơn 1.700 km từ Ninh Bình vào Sài Gòn, trực tiếp chiến đấu bắn rơi 1 máy bay, diệt 4 lô cốt, hỏa điểm, tiêu diệt nhiều bộ binh địch, góp phần vào thắng lợi to lớn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hồi tưởng về những ngày tháng oai hùng ấy, Thiếu tướng Phạm Liêm, nguyên Chính ủy Sư đoàn Phòng không 367 kể lại...

Ngày 20-3-1975, các đơn vị pháo Phòng không được lệnh chuẩn bị cơ động để sẵn sàng tham gia chiến đấu trên chiến trường miền Nam. Ngay lập tức xe máy, khí tài được phá niêm cất, kinh nghiệm leo đèo vượt dốc được phổ biến. Toàn Sư đoàn hạ quyết tâm: Tổ chức hợp lý để huy động tối đa lực lượng chiến đấu vào chiến trường; chủ động, tích cực linh hoạt triển khai công tác bảo đảm cơ động toàn bộ lực lượng đến địa điểm đúng thời gian, bí mật và an toàn. Chỉ trong vài ngày cơ động tới nơi tập kết, ngày 3-4 Sư đoàn tiếp tục nhận lệnh hành quân vào phối thuộc chiến đấu với Quân đoàn 2 bảo vệ thành phố Đà Nẵng vừa được giải phóng. 8h ngày 4-4, Sư đoàn lại nhận lệnh cùng với Quân đoàn 1 hành quân vào Đồng Xoài và triển khai chiến đấu tại đó.

Tối ngày 8-4, Trung đoàn 230 bắt đầu hành quân từ ngầm Thác Cóc vào Cam Lộ (Quảng Trị), tiếp đó các Trung đoàn 280, 241 và Sư đoàn bộ cũng vào tới Cam Lộ. Cả đoàn quân đã không kể ngày đêm, đèo cao, ngầm sâu lần lượt vượt đường số 9 sang phía Tây Trường Sơn, qua các đường số 128, 19 đến Plâycu, Buôn Ma Thuột rồi vào Đồng Xoài. Cho đến 12h30’ ngày 23-4 khi Trung đoàn 230 đang cơ động kéo pháo về vị trí thì địch phát hiện được quân ta. Chúng huy động hai chiếc F5 lao tới đánh phá, lập tức Đại đội 7 (Tiểu đoàn 28) kịp thời dùng pháo 37mm đánh trả quyết liệt. Ngay đêm sau, Trung đoàn 280 được lệnh hành quân gấp vào bảo vệ ngầm Bầu. Cùng lúc đó các tiểu đoàn 102, 103, 105 đã triển khai ở Nam, Bắc ngầm Bầu, chủ động đánh địch để bảo vệ giao thông vận chuyển của ta trên hướng tiến công quan trọng này. Tới 9h ngày 25-4, có 8 chiếc trực thăng HU-1A và HU-1B bay lượn trên khu vực Tân Uyên - Ba Đá, đột nhiên có 4 chiếc tách đội hình bay về phía ngầm Bầu.Tiếp cận địch, ngay lập tức tiểu đoàn 103 và đại đội 9 nổ súng bắn rơimộtchiếc HU - 1A tại chỗ.

Trước tình thế khẩn trương củachiếntrường, 2h ngày 29-4 năm 1975, Trung đoàn 280 được lệnh xuất phát phối thuộc chiến đấu trực tiếp bảo vệ một trung đoàn bộ binh của Sư đoàn 320 và Lữ đoàn 202 xe tăng tiến công căn cứ Tân Uyên, mở đầu cho đợt tiến công thọc sâu của Quân đoàn 1 vào Bộ Tổng Tham mưu ngụy. Trên đường hành quân, đơn vị bất ngờ gặp địch, Tiểu đoàn 105 đã dùng Đại đội 14 cắt 2 khẩu pháo 37mm ra khỏi xe, bộ đội kéo bằng tay lên gò cao và phát hỏa bắn thẳng vào lô cốt địch, phá hủy hỏa điểm này. Tiếp đó theo đề nghị của bộ binh, hỏa lực pháo của ta chia lửa bắn thêm 6 điểm xạ nữa vào các khu nhà gác 2 tầng, tiêu diệt một số bộ binh địch, số còn lại tháo chạy. Tranh thủ thời cơ, bộ binh ta thừa thắng xông lên chiếm cứ điểm Tân Uyên.

Thần tốc tiến công, giờ giải phóng chỉ còn tính từng phút, tới sáng ngày 30-4-1975, Trung đoàn 280 bảo vệ Quân đoàn 1 thọc sâu vào Sài Gòn. Khi đến Lái Thiêu thì gặp một số hỏa điểm của địch chống cự mãnh liệt, ngay lập tức tiểu đoàn 102 ra lệnh cho Đại đội 4 dừng lại dùng 2 khẩu pháo 37mm hạ nòng phát hỏa thẳng vào lô cốt địch. Khiếp sợ trước đòn hỏa lực áp đảo của ta, địch vội vã ra hàng. Cùng lúc các mũi tiến công trên toàn chiến dịch ào ạt vào Sài Gòn.

Hồi 11h30’ ngày 30-4-1975 khi lá cờ quyết chiến quyết thắng của quân ta tung bay trên nóc Dinh Độc Lập cũng là lúc Trung đoàn 280 cùng các lực lượng khác hoàn toàn làm chủ Bộ Tổng Tham mưu ngụy, khẳng định hùng hồn tinh thần chiến đấu quyết tử và nghệ thuật tác chiến tài tình của bộ đội Pháo phòng không Việt Nam anh hùng.

Cách đây 55 năm, ngày 1-4-1953 Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh QĐND Việt Nam đã ký Quyết định thành lập Trung đoàn Pháo cao xạ 367. Với 6 Tiểu đoàn hỏa lực trang bị pháo cao xạ 37mm, Trung đoàn 367 là đơn vị Pháo phòng không chủ lực đầu tiên của quân đội ta, đánh dấu bước trưởng thành của QĐND Việt Nam trên con đường tiến lên chính qui, hiện đại.

Năm 1954, bộ đội Pháo cao xạ đã ngoan cường chiến đấu, bắn rơi 54 máy bay, hạn chế hỏa lực đường không và cùng với các đơn vị khác vô hiệu hóa toàn bộ pháo binh của thực dân Pháp ở cứ điểm Điện Biên Phủ.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các lực lượng pháo cao xạ của 3 thứ quân đã bắn rơi gần 3.100 máy bay các loại của không quân Mỹ, ngụy, xứng đáng là lực lượng nòng cốt của chiến tranh nhân dân trên mặt trận đối không. Đặc biệt trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” tháng Chạp năm 1972, bộ đội Pháo cao xạ đã bắn rơi tổng số 81 máy bay Mỹ, trong đó có 3 chiếc “pháo đài bay” B52.

Thanh Bình ghi

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Pháo phòng không thần tốc giải phóng miền Nam

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.