Theo dõi Báo Hànộimới trên

Phải truy tố!

Người Xây dựng| 10/01/2010 07:45

(HNM) - Cách đây ít ngày, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị phạt tiền lên tới 500 triệu đồng (tất nhiên, có thể có các biện pháp khác như tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tạm thời đình chỉ hoạt động đến khi thực hiện xong các biện pháp khắc phục...).


Theo thống kê năm 2009, cơ quan chức năng đã phát hiện, điều tra, xử lý 4.545 vụ, 1.300 tổ chức, 3.128 cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Điểm đáng chú ý là vi phạm quy định về xử lý chất thải công nghiệp diễn ra khá phổ biến khi nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất tiếp tục sử dụng hệ thống ngầm dẫn nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng...

Nguyên nhân chính là chế tài xử lý chưa nghiêm, cơ quan thừa hành không mạnh tay. Còn doanh nghiệp, đơn vị vi phạm, với họ lợi nhuận là tối thượng, bất chấp môi trường và sức khỏe cộng đồng bị đầu độc. Chẳng hạn, sai phạm của Công ty Vedan được xác định là hết sức nghiêm trọng nhưng cuối cùng chỉ bị truy thu trên 127 tỷ đồng, nhỏ hơn rất nhiều so với lợi nhuận mà công ty này có được khi bỏ qua việc tuân thủ các quy trình bảo vệ môi trường...

500 triệu đồng quá nhỏ đối với một đơn vị, tổ chức, cơ sở sản xuất; 500 triệu đồng cũng quá nhỏ so với lợi nhuận mà chủ cơ sở có được khi bỏ qua đầu tư hệ thống giảm thiểu tác động môi trường, cũng như tuân thủ các quy trình sản xuất an toàn, thân thiện... Vậy tại sao không truy tố pháp nhân hoặc người đứng đầu pháp nhân (điều này cũng đòi hỏi phải sửa đổi Bộ luật Hình sự), biện pháp đã mang lại hiệu quả rất lớn tại nhiều nước khác?

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Phải truy tố!

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.