Ngày 9-12, trong phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc đã diễn ra sự kiện hiếm thấy, Tổng thư ký của tổ chức các quốc gia đông nhất thế giới này - Kofi Annan đã nhận được tràng pháo tay hoan hô của các đại diện ngoại giao từ 191 nước thành viên, sau lời kêu gọi ông từ chức của một số nhà lập pháp Mỹ.
N
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Kofi Anna
Ngay sau khi tiếng vỗ tay chấm dứt, Chủ tịch phiên họp Đại hội đồng Jean Ping, cũng là Bộ trưởng Ngoại giao Gabông, đã bước đến micro và nói với ông Annan: “Ngài vừa nhận được sự ủng hộ hiếm có và rất có giá trị của đại hội đồng”. Cử chỉ này khẳng định tất cả các quốc gia trên thế giới đã đứng về phía ông Annan chống lại sự ngang ngược và kiêu ngạo của Mỹ trong tổ chức Liên hợp quốc đã tồn tại gần 60 năm này. “Chúng tôi thừa nhận những hoạt động của ông, tin tưởng ông và tin vào vai trò chèo lái con thuyền Liên hợp quốc của ông... Ông luôn tỏ ra thông thái và đã gây được tình cảm đối với hàng triệu cá nhân trên thế giới”. Và mặc dù Tổng thống George W.Bush phản đối Annan vào tuần trước, nhưng phó đại sứ Mỹ, Patrick Kennedy cũng vẫn ủng hộ lời kêu gọi tiến hành cuộc cải cách lớn nhất kể từ khi Liên hợp quốc thành lập năm 1945 của Kofi Annan.
Đại sứ tại Liên hợp quốc của Angiêri, ông Abdallah Baali, hiện là Chủ tịch Hội đồng bảo an, cho rằng đây là: “Một sự đoàn kết cực kỳ quan trọng và rộng khắp vào thời điểm mà vị Tổng thư ký đang là mục tiêu tấn công của các cơ quan hành pháp và lập pháp Mỹ cùng các nhân vật tai to mặt lớn của Mỹ”.
“Trong 15 năm tôi làm việc cho Liên hợp quốc, đây là lần thứ 2 đại hội đồng bày tỏ sự ủng hộ đối với một nhà lãnh đạo. Lần trước là vụ Monica Lewinsky và những diễn biến kéo dài ở Nhà Trắng”.
Không được Tổng thống Mỹ W.Bush ủng hộ kể từ khi công bố kết quả điều tra về nạn tham nhũng và gian lận ở Liên hợpquốc trong chương trình “đổi dầu lấy lương thực” ở Irắc , nhưng vị Tổng thư ký đã nhận được sự cổ vũ của 54 quốc gia khối liên minh châu Phi, 25 thành viên EU, các quốc gia A-rập và nhiều nước khác.
Tổng thống Nga Vladimir Putin là nhà lãnh đạo cuối cùng gọi điện tán thành ông Annan. Trước đó, người đứng đầu các quốc gia Anh, Đức, Pháp cũng đã gọi điện. Bộ trưởng Ngoại giao Cuba có bài phát biểu trên báo rằng Hoa Kỳ không đủ tư cách đạo đức cũng như không đủ quyền để phán xét Tổng thư ký Liên hợp quốc.
Ngày 8-12, ông Annan cũng đã từ chối lời kêu gọi từ chức từ phía Mỹ và tuyên bố sẽ tiếp tục tập trung cải cách Liên hợp quốc trong 2 năm cuối của nhiệm kỳ.
“Tôi nghĩ rằng tôi đã hoàn thành tốt công việc cùng với các quốc gia thành viên, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm”.
Rất nhiều tạp chí Mỹ kêu gọi ông Kofi Annan từ chức sau vụ điều tra về chương trình đổi dầu lấy lương thực. Trên tờ Wall Street Journal, ông Norm Coleman, thành viên Cộng hòa ở Minnesota, đứng đầu nhóm 5 đại biểu Mỹ điều tra về lời buộc tội, tuyên bố chính Annan là đầu sỏ “những gian lận và trộm cắp lớn nhất” trong lịch sử Liên hợp quốc.
5 thành viên khác đại diện cho Quốc hội Mỹ cũng ủng hộ lời buộc tội trên.
2 tuần trước, ủy ban điều tra Nghị viện thường trực do ông Coleman làm Chủ tịch, đã tiết lộ một kết luận rằng chính phủ Xátđam Hútxen đã thu hơn 21,3 tỷ đôla Mỹ bất hợp pháp từ chương trình đổi dầu lấy lương thực của Liên hợp quốc. Nhiều quan chức cấp cao đang bị chất vấn về vụ việc này.
Chương trình “đổi dầu lấy lương thực” bắt đầu từ năm 1996 với mục đích giúp Irắcđối phó với lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc sau khi nước này xâm lược Côoét năm 1990, trong đó cho phép chính phủ Xátđam Hútxen bán một lượng dầu mỏ không giới hạn để mua lương thực và bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân của cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991.
Chương trình này do Hội đồng bảo an sáng lập, có một ủy ban giám sát. Ban thư ký, do Kofi Annan lãnh đạo, có trách nhiệm thực hiện chương trình.
Trong một thông tin từ Liên hợp quốc phát đi, hiện nay ông Kofi Annan đã giành được sự ủng hộ của những người tiến bộ trong bộ máy chính quyền của Mỹ. Chính phủ Mỹ bắt đầu lên tiếng đấu dịu trong vụ cô lập ông Kofi Annan trên diễn đàn thế giới nhưng thất bại thảm hại này.
HNM
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.