Theo dõi Báo Hànộimới trên

Những thời điểm không nên thụ thai

Theo Eva| 27/12/2011 10:25

Trước khi mang thai, hai vợ chồng nên lập kế hoạch để chuẩn bị tinh thần và sức khỏe tốt nhất ngay từ việc chọn thời điểm thụ thai.


Dưới đây là những thời điểm kiêng kị việc thụ thai, các cặp vợ chồng nên biết:
Không nên có thai khi thời tiết quá lạnh hoặc nóng

Ngày hè nóng bức, nhiệt độ và độ ẩm cao, phụ nữ mang thai ăn uống không tốt, protein và các chất khác hấp thụ kém, cơ thể bị tiêu hao nhiều năng lượng ảnh hưởng đến phát triển của thai nhi.

Ngược lại, mùa đông giá lạnh, phụ nữ mang thai có nhiều nguy cơ tiếp xúc với các bệnh đường hô hấp, dễ bị cảm cúm làm ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí đẻ con dễ bị sứt môi, hở hàm ếch…

Không nên có thai trước khi tiếp xúc với chất độc

Chất phóng xạ và hóa chất độc hại rất dễ gây đột biến gen hoặc đột biến nhiễm sắc thể giới tính, gây đẻ non dị dạng. Vì thế sau khi chiếu tia X quang một tháng, phụ nữ mới nên có thai là thời gian tương đối an toàn.

Nếu đã từng tiếp xúc nhiều với thuốc trừ sâu và chất hóa học độc hại cũng phải đợi sau khoảng 1 tháng mới có thai là thích hợp nhất.

Khi tình cảm đang bị ức chế

Tình cảm có liên quan đến sức khỏe và chất lượng tinh trùng, đồng thời ảnh hưởng đến lượng hoóc-môn tiết ra từ cơ thể người mẹ, khiến bào thai trong trạng thái bất an, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của bào thai, thậm chí còn bị sảy thai.

Lúc trăng tròn


Theo các nhà nhân trắc học, phụ nữ không nên thụ thai vào ngày 15 hàng tháng âm lịch bởi đây là lúc trăng tròn và sức hút của hành tinh này có ảnh hưởng rất lớn đối với trái đất đặc biệt là con người. Nó rất dễ làm tinh thần con người ta không ổn định. Nếu thụ thai trong thời điểm ấy sẽ ảnh hưởng tới sự phát dục đầy đủ của tế bào noãn. Ngoài ra, tia X cực mạnh của sấm chớp cũng khiến nhiễm sắc thể của tế bào sinh dục biến dạng.

Không nên có thai trong thời gian có bệnh

Khi cơ thể có bệnh, nếu có thai trong thời gian này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trứng thụ tinh. Uống thuốc trong thời kỳ đau ốm cũng ảnh hưởng đến việc sinh sản tinh trùng và trứng.

Nếu cả vợ và chồng đang mắc bệnh cấp tính, hãy đợi khi nào hồi phục sức khỏe và ngừng uống thuốc, được bác sĩ cho phép hãy nên có thai là tốt nhất.

Ngay sau khi ngừng uống thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai có tác dụng ức chế rụng trứng. Phụ nữ uống thuốc tránh thai trong thời gian dài tốt nhất sau khi ngừng uống thuốc 2 tháng trở lên mới có thai.

Phụ nữ đặt vòng tránh thai sau khi lấy vòng ra phải đợi 2 – 3 kỳ kinh bình thường mới nên có thai trở lại. Nếu bạn vừa mới chích ngừa bệnh cúm, rubella bạn không nên có thai trong vòng 3 tháng kể từ thời điểm chích.

Không nên có thai khi đi du lịch, trăng mật

Sinh hoạt trong quá trình du lịch thất thường không theo giờ giấc, dinh dưỡng không điều độ, lúc no lúc đói, thiếu ngủ khiến vỏ đại não thường xuyên trong trạng thái hưng phấn hoặc bị ức chế.

Trong khi đó cơ thể quá mệt mỏi khi đi du lịch: luôn ở trạng thái bị lắc lư, ảnh hưởng đến việc trứng sinh sản và dẫn đến co thắt tử cung, dễ đẻ non hoặc sảy thai.

Sau khi mới chụp X-quang

Thời gian ngắn trước khi thụ thai phụ nữ không nên chụp X-quang. Nếu như trước khi mang thai 4 tuần mà thực hiện chụp X-quang, sẽ phát sinh vấn đề.

Lượng chiếu xạ dùng trong y học tuy rất ít, nhưng nó ảnh hưởng đến tế bào sinh dục trong cơ thể, vì thế cho dù là nhỏ nhưng vẫn có thể khiến nhiễm sắc thể của tế bào trứng phát sinh dị hình hoặc đột biến gen. Vì thế, tránh chụp X-quang để không ảnh hưởng đến thế hệ sau. Phụ nữ chiếu X-quang đặc biệt là vùng bụng ít nhất phải sau 4 tuần thụ thai mới an toàn.

Ngay sau khi đẻ non hoặc sảy thai


Sau khi đẻ non, sảy thai, chửa trứng, màng trong của tử cung bị tổn thương, cân bằng cơ thể đột nhiên bị phá vỡ, tử cung và các cơ quan khác tạm thời chưa khôi phục bình thường, nếu có thai ngay dễ bị sảy thai, đẻ non và thành thói quen.

Vì thế, lần đầu đẻ non hoặc sau khi sảy thai, để tử cung và các bộ phận cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, khôi phục lại chức năng ban đầu thì ít nhất hãy đợi nửa năm sau hãy có thai trở lại, tạo điều kiện tốt nhất cho lần mang thai sau.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những thời điểm không nên thụ thai

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.