Một sự ngạc nhiên hoàn toàn là những gì chúng ta có thể ghi nhận khi xem dự báo của các chuyên gia trên khắp thế giới về những gì sắp diễn ra và những lực lượng lớn sẽ định hình năm 2010.
Châu Phi, mảnh đất quanh năm đói kém, có thể là giỏ bánh mỳ của thế giới trong thập niên mới. Châu Âu, nơi Pháp cấm dùng khăn chùm đầu Hồi giáo tại các trường học công và Thuỵ Sĩ, quốc gia cấm xây tháp trong giáo đường Hồi giáo, có thể sẽ khoan dung hơn với đạo Hồi. Trẻ em ở Trung Quốc sẽ có anh chị em ruột trong thập niên mới và giới lãnh đạo chính trị ở Nga sẽ được lựa chọn theo phong cách "Idol", qua những cuộc tuyển chọn tài năng trên toàn quốc.
Nếu những dự báo trên được cho rằng khó có thể xảy ra thì xin bạn hãy cân nhắc điều này: Năm 1950, báo Khoa học phổ biến đã đăng tải một bài viết mô tả nước Mỹ trong thế kỷ tới. Theo nhiều cách, nó có phần nào đó đã đúng. Như dự báo, chúng ta không xua bão bằng cách đốt những giếng dầu ở đại dương, dưới bầu trời. Chúng ta cũng không bán đồ lót dùng một lần rồi bỏ cho các nhà máy hoá chất để làm kẹo từ nó.
"Tương lai không phải là một địa điểm cố định", Patrick Tucker thuộc tổ chức những người theo thuyết vị lai thế giới nói. "Tương lai thay đổi mỗi ngày khi chúng ta cộng và trừ nó bằng những hành động của chúng ta, những việc mà thực tế không tồn tại. Đó là bóng ma mà chúng ta tiếp tục theo đuổi".
Đôi khi, chúng ta thấy những tín hiệu tốt. Nếu xu hướng hiện nay vẫn tiếp diễn thì: ông bà già sẽ chơi game nhiều hơn, thanh thiếu niên sẽ chọn sách nhiều hơn. Tỷ lệ sinh ở Mỹ sẽ giảm, tuổi thọ ở Burundi sẽ tăng. Nước sạch sẽ trở nên khan hiếm hơn ở khắp mọi nơi, và sa mạc sẽ khô hơn. Nếu tiền không phải là một vật thể, và sự tưởng tượng không có gì ngăn cản, một số chuyên gia nói, các công ty sẽ mua những hòn đảo nhân tạo và biến nó thành những quốc gia, điện thoại sẽ giữ vai trò bà mai trong các quán cafe, nó sẽ báo cho chúng ta biết khách hàng ngồi bàn bên có hồ sơ điện tử phù hợp với sở thích của ta.
Đó là những dự báo hài hước nhưng thập niên bắt đầu bằng 2010 sẽ có nhiều vấn đề nghiêm túc. Nếu biến đổi khí hậu vẫn tiếp diễn thì nó sẽ gây ra bất đồng chính trị, nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm tăng 50% các cuộc xung đột vũ trang tại châu Phi. Cùng lúc đó, thủ lĩnh các nhóm quân sẽ cảm nhận được bàn tay đang siết lại của Toà án xét xử tội phạm quốc tế.
Vấn đề môi trường và kinh tế sẽ tiến gần các hộ gia đình hơn. Sau một năm các vấn đề môi trường nở rộ ở quy mô quốc gia và quốc tế, các nhà hoạt động sinh thái sẽ chú ý tới những gì địa phương hơn, Elaine Kamarck, một giảng viên về chính sách công tại trường quản lý Kennedy thuộc đại học Havard cho hay.
Tuy nhiên, cho dù các chuyên gia dự báo như thế nào và thực tế sẽ ra sao thì chúng ta chỉ có thể chắc chắn một điều: Họ có thể đúng cũng có thể sai.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.